Chuyên Đề Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty cổ phần bao bì việt nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1


    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU




    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN
    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.


    Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1.1 Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong cơ chế thị
    trường
    Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu ở nước ta trong mấy năm gần đây Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
    Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
    Các phương thức và hình thức nhập khẩu
    Các điều kiện giao dịch cơ bản trong buôn bán quốc tế Điều kiện cơ sở giao hàng và giá mua hàng nhập khẩu Điều kiện về tiền tệ
    Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về phương thức thanh toán.
    YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ


    NHẬP KHẨU
    Yêu cầu quản lý nghiệp vụ nhập khẩu
    Nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh
    xuất nhập khẩu
    KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Ở CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH


    XUẤT NHẬP KHẨU
    Các quy định chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
    Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh xuất
    nhập khẩu

    Chứng từ
    Tài khoản sử dụng
    Trình tự hạch toán
    Trường hợp nhập khẩu trực tiếp Trường hợp nhập khẩu uỷ thác
    Sổ sách phản ánh
    Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” Hình thức sổ kế toán “Nhật ký sổ cái” Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ” Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ” Hình thức kế toán trên máy vi tính












    CHƯƠNG 2


    THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI


    CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM






    ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM
    Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt
    Nam
    Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam
    Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam
    Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty


    Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM
    Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại VPC

    Chứng từ sử dụng Tài khoản sử dụng Trình tự hạch toán
    Kế toán nghiệp vụ nhận nhập khẩu uỷ thác tại VPC
    Chứng từ sử dụng Tài khoản sử dụng Trình tự hạch toán
    2.2.4 Sổ sách phản ánh
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU
    HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM


    Những ưu điểm
    Những điểm còn tồn tại














    CHƯƠNG 3


    PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP


    KHẢU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM










    3.1 SỰ CẦN THIẾN PHẢI HOÀN THIỆN VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM
    3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ
    phần Bao bì Việt Nam
    3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ


    phần Bao bì Việt Nam
    3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
    NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM
    3.2.1 Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu

    3.2.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty
    Cổ phần Bao bì Việt Nam
    3.2.2.1 Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho
    3.2.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán
    3.2.2.3 Hoàn thiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp


    3.2.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán hàng đi đường
    3.2.2.5 Hoàn thiện công tác hạch toán ngoại tệ






    KẾT LUẬN
























































    LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TRONG


    CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU






    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN
    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

    Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
    Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong cơ chế thị trường
    Hoạt động nhập khẩu là một mặt của lĩnh vực ngoại thương, là sự trao đổi giữa các quốc gia thông qua mua bán trên phạm vi toàn thế giới. Sự trao đổi này biểu hiện mối quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị giữa những người, những đơn vị sản xuất hàng hoá riêng lẻ, giữa các quốc gia với nhau. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương và cũng là một bộ phận của lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế. Hoạt động nhập khẩu tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện liên kết và hợp tác kinh tế với nhau. Từ đó phát huy được thế mạnh và vận dụng được lợi thế của các nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế mỗi nước.
    Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu trong nước. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Nếu hai mặt nhập khẩu thay thế và nhập khẩu bổ sung được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Với cách tác động đó ngoại thương trong đó nhập khẩu được coi là phương pháp sản xuất gián tiếp, nhưng nó lại tác động một cách trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Do đó, nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
     Đối với doanh nghiệp nói chung, nhập khẩu là nguồn cung cấp hàng hoá:
    Nhập khẩu cung cấp mặt hàng kinh doanh trực tiếp cho doanh nghiệp thương mại. Với doanh nghiệp sản xuất thì nhập khẩu để có đầu vào phục vụ sản xuất, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.
    Nhập khẩu giúp doanh nghiệp có được mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nếu sản xuất thì chi phí và giá thành một sản phẩm sẽ đắt hơn so với nhập khẩu mặt hàng đó vào trong nước để bán. Từ đó doanh nghiệp thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của dân cư, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, mở rộng nền kinh tế.

    Nhập khẩu thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, qua đó kích thích doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm kinh doanh hiệu quả hơn, tạo điều kiện nền kinh tế phát triển.
     Đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu có vai trò:
    Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (nhập khẩu máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến)
    Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát
    triển cân đối và ổn định.
    Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân: góp phần thoả mãn một cách đầy đủ nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
    Nhập khẩu thúc đẩy tích cực đến xuất khẩu, nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất
    hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước
    ngoài.


    Ngoại thương là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, nhận thức rõ ràng vai trò quan trọng của ngoại thương trong đó có hoạt động nhập khẩu nên Nhà nước ta hiện nay rất chú trọng trong việc quản lý các hoạt động này. Đặt trong xu hướng toàn cầu hoá thì nhập khẩu sẽ giúp mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mỗi quốc gia có thể tranh thủ lợi thế so sánh của mình để thực hiện cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhằm tối đa hoá lợi ích, đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
    Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu ở nước ta trong mấy năm gần



    đây







    Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng không có một quốc gia



    nào có thể phát triển nhanh được nếu thực hiện chính sách “đóng cửa”, tự cấp tự túc. Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là những nước biết dựa vào kinh tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, biết sử dụng những thành tựu của cuộc sống, của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để hiện đại hoá nền sản xuất, biết khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy nguồn lực trong

    nước. Hoạt động đối ngoại trong đó là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng có vị trí
    quan trọng hơn trong nền kinh tế.
    Đặc biệt, nước ta hiện vẫn đang là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới như APEC, AFTA, và gần đây nhất là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO - một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam, đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương trong đó có hoạt động nhập khẩu phát triển mạnh mẽ với những chuyển biến to lớn.
    Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình đổi mới tập trung vào giai đoạn 1996 – 2004 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhập khẩu đã đảm bảo được nhu cầu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế. Hàng hoá phong phú đa dạng, giá cả ổn định đáp ứng mọi yêu cầu cảu sản xuất và tiêu dùng. Những kết quả chủ yếu mà hoạt động nhập khẩu đạt được trong những năm gần đây:
    + Máy móc thiết bị tăng tương đối (năm 1991 tỷ trọng nhập máy móc thiết bị chiếm 21,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1999 lên 28%, năm 2001 lên 30,5% và năm 2004 là 32,2%)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...