Chuyên Đề Thực trạng IPO Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng định giá thấp - Nghiên cứu Tài chính doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng IPO Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng định giá thấp 1
    CHƯƠNG I : PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG LẦN ĐẦU (IPO)
    1. Khái niệm IPO
    Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định do yêu cầu của sự tăng trưởng không
    ngừng, ban lãnh đạo bất kỳ công ty nào cũng phải nghĩ đến việc mở rộng quy mô
    đầu tư. Phát hành cổ phiếu ra công chúng là phương pháp được hầu hết các công ty
    lựa chọn để đáp ứng việc mở rộng quy mô khi việc huy động vốn thông qua các nhà
    đầu tư mạo hiểm có thể khó đáp ứng cho nhu cầu vốn khổng lồ của công ty. Việc
    phát hành cổ phiếu như vậy được gọi là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu -
    IPO (Initial Public Offering). Nếu đợt phát hành chỉ nhằm tăng vốn thì người ta gọi
    là IPO sơ cấp, còn nếu cổ phiếu được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu (như bán
    phần sỡ hữu của nhà nước khi cổ phần hóa) thì được gọi là IPO thứ cấp.
    Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì
    các lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. IPO có ý
    nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là
    thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành. Nguyên
    nhân của thử thách này là do doanh nghiệp trước khi được phép huy động vốn rộng
    rãi phải đảm bảo hàng loạt các điều kiện phát hành ngặt nghèo và qui chế báo cáo
    thông tin rất nghiêm khắc.
    2. Điều kiện IPO
    Mỗi nước có những qui định riêng cho việc IPO. Tuy nhiên thông thường , tổ chức
    phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau:
     Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều
    lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần
    trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công
    chúng tham gia.
     Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành
    lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3
    đến 5 năm).
     Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ
    năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công
    ty.
     Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi
    nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất
    định (thường từ 2-3 năm).
    Nghiên cứu Tài chính doanh nghiệp




    Thực trạng IPO Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng định giá thấp 2
     Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng
    nguồn vốn huy động được.
    Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp ngoại lệ,
    tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu trên, ví dụ:
    doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn
    giảm điều kiện về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/2007/-NĐ-CP về chứng khoán và thị
    trường chứng khoán và tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
    phải đáp ứng được các điều kiện sau:
     Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
     Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
     Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh
    nghiệm quản lý kinh doanh.
     Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ
    phiếu.
     Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên
    100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ
    chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ
    phần của tổ chức phát hành.
     Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát
    hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt
    phát hành.
     Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ
    đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
    3. Những điểm thuận lợi và bất lợi khi phát hành chứng khoán ra công
    chúng.
    a) Những điểm thuận lợi
    Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của
    công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động
    vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng
    và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do
    vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.




    3
    Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty
    có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn
    cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ
    phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các
    khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng
    giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài
    với tư cách làm đối tác liên doanh.
    Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ
    nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ
    cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với
    quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi
    trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty
    làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của
    mình.
    Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ
    thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ
    ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra
    được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị
    không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân
    đối trong quản lý và điều hành công ty.
    Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các
    báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu
    chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và
    so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
    b) Những điểm bất lợi
    Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất
    quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty.
    Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu
    ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
    Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản
    vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí
    in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu
    thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí
    cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi
    phí công bố thông tin định kỳ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...