Tiểu Luận Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam

    Lời mở đầu.
    Vốn là một điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các hình thức huy động vốn khác nhau. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều bao gồm 2 bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tinh chất của chúng. Mỗi doanh nghiệp sẽ tuỳ vào khả năng, điều kiện khách quan và chiến lược của mình mà chọn một cơ cấu vốn cho thích hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế.
    Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những đặc trưng nhất định, hơi khác so với thị trường thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các hình thức huy động vốn, và thực trạng huy động vốn hiện nay ở Việt Nam.
    các hình thức huy động vốn.
    Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các hình thức huy động vốn. Có 6 hình thức huy động vốn, chia làm 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ. Trong vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, và phát hành cổ phiếu. Trong nợ bao gồm vốn vay ngân hàng, tín dụng thương mại, và phát hành trái phiếu. Ở đây chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng phương thức huy động vốn theo thứ tự từ nguồn được ưu tiên hơn trước.
    I/Vốn chủ sở hữu:
    Với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đều bao gồm 3 bộ phận chủ yếu:
    1/Vốn góp ban đầu
    Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vốn góp ban đầu. Khi một doanh nghiệp thành lập, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn nhất định do các cổ đông- chủ doanh nghiệp góp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Với các công ty cổ phần, thì vốn góp ban đầu do các cổ đông đóng góp.
     
Đang tải...