Luận Văn Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN .3
    I. Nguồn vốn của NHTM 3
    1. Khái niệm 3
    2. Phân loại nguồn vốn 3
    2.1 Vốn chủ sở hữu 3
    2.2 Vốn tiền gửi .4
    2.3 Vốn đi vay 5
    2.4 Các nguồn vốn khác 6
    II. Huy động vốn của ngân hàng thương mại 7
    1.Khái niệm .7
    2. Các hình thức huy động vốn 7
    2.1 Phân loại theo thời gian huy động 7
    2.2 Phân loại theo đối tượng huy động .8
    2.3 Phân loại theo loại đồng tiền huy động 10
    2.4 Phân loại theo công cụ huy động 11
    III - Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại.
    1. Các yếu tố bên ngoài .14
    1.1 Thực trạng nền kinh tế .14
    1.2 Môi trường kinh tế .15
    1.3 Cơ chế chính sách nhà nước .16
    1.4 Tập quán tiêu dùng, cất trữ và yếu tố tâm lý 17
    2. Những yếu tố bên trong
    2.1 Chính sách lãi suất 18
    2.2 Chính sách sản phẩm .18
    2.3 Chính sách ưu đãi và chăm sóc khách hàng .19
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HẢI DƯƠNG
    I. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng 20
    1. Lịch sử hình thành và phát triển .20
    2. Kết quả hoạt động kinh doanh 24
    II. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương.
    1. Sơ lược qua về huy động vốn của ngân hàng 29
    2. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương 30
    2.1 Quy mô huy động vốn .30
    2.2 Cơ cấu huy động vốn .33
    2.2.1 Phân loại theo thời gian huy động vốn 33
    2.2.2 Phân loại theo đối tượng huy động vốn .35
    2.2.3 Phân loại theo đồng tiền huy động 37
    III. Đánh giá công tác huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương
    1. Thuận lợi và khó khăn 40
    1.1 Thuận lợi 40
    1.2 Khó khăn 41
    2. Những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý về huy động vốn
    2.1 Điểm mạnh 44
    2.2 Điểm yếu .44
    CHƯƠNG III . GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HẢI DƯƠNG
    I. Định hướng về huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương .45
    II. Giảp pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
    1. Lập kế hoạch 48
    1.1 Đối với nguồn huy động vốn là dân cư 48
    1.2 . Đối với nguồn huy động vốn là các tổ chức kinh tế, tài chính, hành chính 50
    1.3 Về Marketing 51
    1.4 Về lãi suất và dịch vụ 52
    2. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát 53
    3. Các giải pháp khác 55
    III Một số kiến nghị với cấp trên .55
    1.Đối với Nhà nước 56
    2. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển TW và Ngân hàng 5
    KẾT LUẬN 59
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN MỞ ĐẦU
    Sau hơn hai mươi năm năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã gặt hái được khá nhiều kết quả như tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống tinh thần vật chất người dân được cải thiện rõ rệt, uy tín của Việt Nam trên thế giới ngày càng được nâng cao. Tuy đã đạt được thành tựu to lớn đó nhưng quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé, sản xuất nhỏ. Vì xuất phát điểm của chúng ta quá thấp nên muốn để hoà nhập vào nền kinh tế phát triển của thế giới, chúng ta cần phải đẩy nhanh sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Như vậy, nhu cầu về vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH sẽ là rất lớn, đặc biệt là Việt Nam đang cần một khối lượng vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xây dựng các công trình công nghiệp, nền tảng của tăng trưởng kinh tế dài lâu. Đại hội Đảng IX khẳng định “ Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh thủ tối đa nguồn lực nước ngoài; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất , phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ” . Nội dung này lại khẳng định một lần nữa nhu cầu to lớn về vốn đối với nền kinh tế, đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng của nguồn vốn trong nước và quốc tế.
    Là một trung gian tài chính – đi vay để cho vay Ngân hàng đầu tư và phát triển đã chủ trương tăng cường hoạt động huy động vốn, trước hết là để thực hiện kinh doanh của đơn vị mình, sau đó góp phần là một trong những kênh huy động vốn tích cực cho nền kinh tế
    Sau khi được tìm hiểu về vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Thông qua đề tài em mong muốn được góp phần nào đó, dù rất nhỏ bé vào việc tăng cường hoạt động huy động vốn của ngaan hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương.
    Đề tài này gồm ba chương :
    Chương I : Cơ sở lý luận về huy động vốn.
    Chương II : Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương.
    Chương III : Giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương.
    CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
    I. Nguồn vốn của NHTM
    1. Khái niệm
    Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tài chính mà NHTM có quyền sử dụng để tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
    2. Phân loại nguồn vốn
    2.1 Vốn chủ sở hữu

    Vốn chủ sở hữu là toàn bộ giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của các chủ ngân hàng. Vốn chủ sở hữu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng ( 3-4% ) nhưng nó rất quan trọng vì đó là điều kiện pháp lý bắt buộc để thành lập ngân hàng. Một ngân hàng phải có một tỷ lệ vốn sở hữu trên tổng nguồn vốn mới được phép tổ chức và hoạt động, tỷ lệ này phụ thuộc vào mỗi quốc gia. Vốn chủ sở hữu là cở sở ban đầu để các ngân hàng có được các nguồn vốn khác và thực hiện những hoạt động kinh doanh của mình.

    Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu bao gồm :
    Vốn ban đầu :
    Là nguồn vốn do các chủ sở hữu đóng góp và được ghi trong điều lệ của ngân hàng và nó không được nhỏ hơn vốn pháp định. Nguồn vốn này được hình thành khác nhau tuỳ vào hình thức sở hữu của ngân hàng. Nếu ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước thì vốn ban đầu sẽ do nhà nước cấp. Với các ngân hàng là ngân hàng cổ phần thì vốn ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phiếu. Còn ngân hàng liên doanh thì vốn ban đầu sẽ do các bên liên doanh đóng góp. Ngân hàng tư nhân thì sẽ do chủ sỡ hữu của ngân hàng đó bỏ tiền của mình ra để làm vốn ban đầu.
    Vốn bổ sung :
    Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh các ngân hàng sẽ tăng số vốn chủ sở hữu lên từ các nguồn là :
    Vốn từ lợi nhuận :
    Nguồn này chỉ trích ra khi lãi ròng của các ngân hàng lớn hơn 0. Và tỉ lệ nguồn vốn này được trích ra lại tuỳ thuộc vào từng chủ sở hữu ngân hàng, dựa trên cơ sở giữa lọi ích tiêu dùng và lợi ích tiêu dùng.
    Vốn thu từ việc phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu : Các NHTM sẽ thực hiện việc này khi vốn chủ sở hữu và quy mô hoạt động chưa đảm bảo, tích tụ lợi nhuận thu được chưa đủ lớn. Nguồn thu nhập này lại phụ thuộc vào quy định chặt chẽ và sự quản lý của nhà nước về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, do vậy nguồn vốn này không thu nhập thường xuyên.

    Các quỹ : Quỹ dự phòng tổn thất, quỹ phúc lợi, quỹ thặng dư,

    2.2 Vốn tiền gửi
    Là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các cá nhân trong và các tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua các quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác được dùng làm vốn kinh doanh.
    Vốn tiên gửi này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Vì qui mô của nó lớn hơn rất nhiều so với các nguồn vốn khác, thông thường nó chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn.
    Đặc điểm của nguồn vốn này là chúng được thanh toán khi khách yêu cầu ngay kể cả khi chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Do sự biến động của nó nên các ngân hàng sẽ không sử dụng hết nguồn vốn này vào kinh doanh mà phải dự trữ bắt buộc một tỉ lệ hợp lý để đảm bảo cho việc thanh toán.
    Lãi suất, tỷ giá, thu nhập cá nhân, chu kỳ tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến loại nguồn vốn này. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay. Địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động đa dạng đều ảnh hưởng đến tới qui mô và cấu trúc của nguồn tiền. Chu kỳ chi tiêu ảnh hưởng tới qui mô và tính ổn định của nguồn tiền. Cuối năm lễ tết dân chúng và các doanh nghiệp cần rất nhiều tiền mặt để chi tiêu, vì thế nguồn tiền này co xu hướng giảm. Ở những nơi có thu nhập cao như các thành phố dân cư đông hình thành nguồn tiền gửi lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiên để gia tăng qui mô và thay đổi kì hạn của nguồn tiền. Khi ngân hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng. Các nguồn gửi thanh toán thường biến động mạnh ( kém ổn định ) hơn tiền gửi tiết kiệm.

    2.3 Vốn đi vay
    Là số vốn mà NHTM vay của NHTW và các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp cần thiết cho thanh toán. Nguồn vốn này thường có thời hạn và qui mô xác định trước, do vậy tạo được sự ổn định cho ngân hàng. Nguồn vốn này có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên do rủi ro lớn nên lãi suất cho vay thường lớn hơn lãi suất tiền gửi với cùng kỳ hạn. Các NHTM vay NHTW dưới hai hình thức vay: thanh toán và tái cấp vốn. Việc NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá trước kia mà NHTM đã mua trên thị trường sơ cấp. Ngoài ra NHTW còn cho các NHTM vay theo sơ đồ tín dụng.
    Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và sự ổn định vĩ mô sau đến là các kĩ thuật nhiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay. Mặc dù lãi suất thường xuyên cao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng phát hành giấy tờ nợ trung và dài hạn khi tiền gửi khong đáp ứng được những yêu cầu như ổn định, qui mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định.

    2.4 Các nguồn vốn khác
    Bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán
    Nguồn uỷ thác
    NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ. Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng.Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu như ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạnh lưới ngân hàng như kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng.
    Nguồn trong thanh toán
    Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền ký quĩ để mở L/C ) Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền gửi của ngân hàng các thành viên chuyển về để thực hiện.

    II. Huy động vốn của ngân hàng thương mại
    1. Khái niệm
    Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của NHTM nhằm thu hút vốn từ bên ngoài để phục vụ cho kinh doanh của mình.
    2. Các hình thức huy động vốn
    Các hình thức huy động vốn có thể được phân loại theo tiêu thức phổ biến : theo thời gian huy động, theo đối tượng huy động, theo loại động tiền huy động và theo công cụ huy động.

    Phân loại theo thời gian huy động
    Cách huy động này gồm ba hình thức :
    Huy động ngắn hạn
    Là hình thức huy động vốn với thời gian từ 12 thánh trở xuống. Vốn ngắn hạn luôn chiêm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động của các NHTM và được hình thành chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền thu được từ việc phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
    Do thời gian huy động ngắn nên độ rủi ro trong hình thức huy động này thấp hơn các hình thức huy động vốn dài hạn. Vì vậy lãi suất huy động ngắn hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất trung và dài hạn.
    Huy động trung hạn
    Là hình thức huy động vốn trong thời gian từ 1-5 năm. Vốn trung hạn được hình thành chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm trung hạn của dân cư, vốn uỷ thác, vốn thu được do phát hành trái phiếu trung hạn của ngân hàng. NTHM thường sử dụng nguồn vốn này và một tỷ lệ thích hợp vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn như cho vay các dự án sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng.
    Huy động vốn dài hạn
    Là hình thức huy động vốn trong thời gian lớn hơn 5 năm. Nguồn cung cấp cho hình thức huy động vốn này thường nhỏ hơn nhiều lần so với hình thức huy động vốn ngắn hạn hơn và nó chủ yếu bao gồm vốn thu được do phát hành trái phiếu ngân hàng, vốn uỷ thác. Ngoài ra, tiền gửi tiết kiệm dài hạn thông thường, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm cho các kế hoạch chi tiêu trong tương lai của cư cũng như đóng góp một tỷ lệ không nhỏ.
    Ở nước ta, vốn huy động trong thời hạn dưới 1 năm được gọi là ngắn hạn, từ 1-3 năm gọi là vốn trung hạn và từ 3 năm trở lên gọi là vốn dài hạn

    2.2 Phân loại theo đối tượng huy động
    Theo cách phân loại này, huy động vốn có thể chia ra làm 4 nhóm sau :
    Dân cư
    Đây là nguồn có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn có qui mô lớn và tính ổn định cao. Dân cư có thu nhập và tích trữ nhưng một bộ phận lại không có khả năng hoặc điều kiện trực tiếp đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhu cầu sinh lợi đã khiến cho bộ phận này tiến hành đầu tư gián tiếp thông qua việc gửi vào ngân hàng, ủy thác vốn cho ngân hàng, nắm giữ các chứng khoán mua bảo hiểm. Lý do khác khiến người dân gửi tiêng vào ngân hàng là do nhu cầu đảm bảo an toàn vốn của họ hoặc giúp họ thực hiện các chương trình tiết kiệm cho tương lai hoặc vì những tiện ích mà các sản phẩm của ngân hàng mang lại.
    Tổ chức kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...