Tiểu Luận Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD, đời sống đại bộ phận người dân được cải thiện về mặt vật chất lẫn tinh thần. Có được thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này, là nhờ phần đóng góp lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên vào những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, những vấn đề như lạm phát, minh bạch, thể chế, cơ sở hạ tầng, cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trở nên khó khăn hơn, một số dự án đầu tư không hiệu quả. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội.

    Trước tình hình đó, chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp vào nước ngoài trong thời gian qua, để thấy được những tác động tích cực hay tiêu cực đến đất nước. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

    Để nhận rõ hơn vấn đề này, em chọn nghiên cứu đề tài: Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong thời gian 2008 – 2010.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Tìm hiểu thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong 3 năm vừa qua (2008, 2009, 2010).

    - Đánh giá những mặt tích cực, những hạn chế của việc thu hút FDI đối với Việt Nam.

    - Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI ở Việt Nam.

    1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

    Các số liệu là số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo; các website của các Bộ, Ban, Ngành; các tờ báo điện tử phổ biến ở Việt Nam như: Tuổi trẻ, Dân trí, Kinh tế Việt Nam, kinh tế Sài Gòn .

    1.3.1. Phương pháp phân tích số liệu

    Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được sự biến động của vấn đề nghiên cứu. Từ đó, sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra những nhận xét đánh giá thích hợp.

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.4.1. Phạm vi không gian

    Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam.

    1.4.2. Phạm vi thời gian

    Số liệu nghiên cứu là số liệu thu thập trong các năm 2008, 2009, 2010.

    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...