Tiểu Luận Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Than

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì


    MỤC LỤC​

    Chương I: Kinh tế hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất



    I. Kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân

    1. Vai trò của nông nghiệp nông thôn nước ta.

    Nông nghiệp nông thôn có vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Nước ta hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lao động trong ngành nông nghiệp, hàng năm nông nghiệp sản xuất ra hơn 40% tổng sản phẩm xã hội và 50% giá trị thu nhập quốc dân.

    Vai trò của nông nghiệp nông thôn còn thể hiện ở việc xuất khẩu các nông sản có ảnh hưởng đến kim nghạch xuất khẩu với một thế mạnh về điều kiện đất đai, thiên nhiên, thời tiết và khí hậu, nên nông nghiệp nước ta có thể sản xuất ra nhiều nông sản thực phẩm cao cấp góp phần cho xuất khẩu. Tổng sản lượng nông nghiệp kể năm 1990 trở lại đâu tăng đáng kể, trong đó nổi bật nhất là lương thực.

    Năm 1990 sản lượng lương thực là 21,49 triệu tấn.

    Năm 1991 sản lượng lương thực là 21,99 triệu tấn

    Năm 1992 sản lượng lương thực là 24,20 triệu tấn

    Năm 1993 sản lượng lương thực là 24,50 triệu tấn

    Năm 1997 sản lượng lương thực là 30,50 triệu tấn, xuất khẩu 3,6 triệu tấn đứng hàng thứ 3 sau Mỹ và Thái lan.

    Năm 1998 sản lượng lương thực là 31,85 triệu tấn, xuất khẩu 3,8 triệu tấn đứng thứ 2 sau Thái lan.

    Từ chỗ độc canh cây lương thực tới cơ cấu sản xuất cây nông nghiệp đã chuyển sang kết hợp chăn nuôi, tỷ trọng sản lượng ngành chăn nuôi chiếm gần 30% sản lượng nông nghiệp.

    Hàng năm, nước ta trồng thêm được 1020 ha rừng tập trung, 400 triệu cây phân tán, khai thác trên 3triệu mét khối gỗ 30triệu xe củi cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó việc đánh bắt và nuôi trông thuỷ sản đều đạt sản lượng cao.

    Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nét đặc thù đó là nền nông nghiệp tự cấp mà đại đa số nông dân sản xuất nhỏ là phổ biến, phân công và hợp tác chưa đồng đều. Do đó để có tốc độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm tăng lên thì yêu cầu tỷ trọng vốn đầu tư trong nông nghiệp là cấp bách.

    2. Kinh tế hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.

    2.1. Khái niệm hộ sản xuất.

    Nói đến sự tồn tại của hộ sản xuất trong nền kinh tế, trước hết chúng ta cần thấy rằng hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Phương thức sản xuất này có những quy luật phát triển riêng của nó và trong mỗi chế độ nó tìm cách thích ứng voứi nền kinh tế hiện hành. Chúng ta có thể xem xét một số quan niệm khác nhau về hộ sản xuất.

    Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người chung huyết tộc và người làm công.

    Liên hiệp quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống chung dươcí một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ".

    Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về ql nông trại tại Hà Lan năm 1980, đưa ra khái niệm: "Hộ là một đơn vị cơ bản của zh có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác".

    Có quan niệm lại cho rằng hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng sáng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất hộ được tiến hành một cách độc lập và các thành viên của hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng sống chung trong một ngôi nhà. Hộ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động, tồn tại như một đơn vị kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu.

    Trên góc độ ngân hàng : "Hộ sản xuất" là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia đình".

    Ngày nay hộ sản xuất đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình xây dựng một nền kinh tế đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định 499A ngày 2/9/1993, theo đó khái niệm hộ sản xuất được hiểu như sau: "Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình". Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất bao gồm: hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, hộ gia đình xã viên, hộ nông, làm trường viên.

    Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các họ này tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta.

    2.2. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất.


    Đặc trưng 1: Kinh tế hộ nông thôn nước ta đang chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc khép kín lên dần nền kinh tế hàng hoá. Tiếp cận với thị trường chuyển từ nghề nông thuần tuý sang nền kinh tế đa dạng theo xu hướng chuyên môn hoá. Dưới sự tác động của các quy kụat kinh tế thị trường trong quá trình chuyển hoá tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh và hệ quả sẽ đến sự phân chia giàu nghèo trong nông thôn. Từ đó vấn đề đặt ra đối với quản lý và điều hành phía Nhà nước là phải làm soa cho phép kinh tế hộ phát triển mà vẫn đảm bảo công bằng xã hội, tăng số hộ giàu, giảm hộ nghèo, tạo điều kiện để hộ nghèo bớt khó khăn và vươn lên khá giả.

    Đặc trưng 2: Quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ chênh lệch nhau khá lớn giữa các vùng và ngay cả trong một số vùng cùng có sự chênh lệch nhau giữa quy mô và diện tích đất đai, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và trình độ hiểu biết giữa các hộ do điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau giữa các vùng. Một tất yếu khác của sự phát triển kinh tế hộ sản xuất là nảy sinh quá trình tích tụ và tập trung về ruộng đất, vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng tăng độ giảm bớt tính chất sản xuất phân tán, manh mún lạc hậu của kinh tế tiểu nông.

    Đặc trưng 3: Trong quá trình chuyển hoá kinh tế hộ sản xuất sẽ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế khác nhau như: Hộ nhận khoán trong đó các hộ là các thành viên của các tổ chức kinh tế đó. Một loại hình kinh tế hôh khác xuất hiện đó là các hộ nhận khoán nhận thầu. Trong quá trình nhận thầu nhìn chung phần lớn kinh tế các hộ nhận thầu phát triển nhanh thu nhập cao rõ rệt, nhưng bên cạnh đó còn có hộ gặp rủi ro, thất bại.
     
Đang tải...