Luận Văn Thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 1

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1
    Sinh viên: Phạm Thị Thu Thủy
    Nguyễn Thị Kim Thanh
    Giáo viên hướng dẫn: T.S. Vũ Thị Lan Anh


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Hứng thú là một thuộc tính tâm lí của con người, nó có vai trò quyết định mức độ thành công trong công việc của mỗi người. Đối với việc học tập của học sinh, nó cũng giữ vai trò rất quan trọng. “ Hứng thú là cái tạo ra động cơ quan trọng nhất của quá trình học tập. Đó là cơ sở cho thái độ đúng đắn của học sinh đối với nhà trường, đối với kiến thức, là cái thúc đẩy học sinh học tập một cách ham thích, là cái có liên quan đến những cảm giác vui thích do lao động trí óc mang lại, đến nguyện vọng thường xuyên đi sâu nghiên cứu một hay một số môn học” – Sukina. Cùng quan điểm với Sukina, B.M Cheplap cũng nhấn mạnh : Hứng thú là động lực thúc đẩy mạnh nhất đối với việc nắm tri thức, mở rộng tầm hiểu biết của con người và làm giàu nội dung đời sống tâm lý của họ”. Lý luận nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học và thực tiễn hoạt động của giáo viên đã chỉ ra rằng hứng thú có vai trò to lớn trong việc học tập. Chính trong quá trình dạy học hứng thú tạo nên độ bền và chiều sâu của tri thức. Hứng thú làm giảm mệt mỏi, tăng chú ý, nâng cao tính tích cực của hành vi và sự tìm tòi sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Nhà khoa học Pháp Henri Pieron đã khẳng định “ Hứng thú nhận thức tăng cường sự phát triển trí tuệ của trẻ em”. Như vậy, có thể nói hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗi học sinh phát huy vai trò tích cực và tự giác của mình trong quá trình học tập, từ đó nâng cao được hiệu quả học tập
    1.2. Hiện nay, ở dưới trường tiểu học, vấn đề tạo hứng thú cho học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Các thầy cô mới chỉ chú trọng rèn nếp cho học sinh nên các em không tìm thấy niềm vui trong học tập. Học sinh lớp một gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Những khó khăn này có thể ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập của các em. Ví dụ: Ở mẫu giáo , hoạt động chủ đạo của các em là vui chơi. Khi vào lớp 1, hoạt động chủ đạo của các em họa tập.Vì thế, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập. Trẻ phải làm quen với chế độ học tập mới, phải thức dậy đúng giờ, thực hiện đúng hạn bài tập về nhà Nếu không làm quen được với những đòi hỏi mới này, trẻ rất dễ mệt mỏi, kết quả học tập không cao nên dẫn đến chán học, không muốn tới trường. Điều này ảnh hưởng tới hứng thú học tập của các em. Ngoài ra, các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp. Vì thế, các em dễ gây ra sự phân tán, không hiểu bài dẫn đến không thích học, không hứng thú học. Trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Đồng thời với sự bùng nổ thông tin, yêu cầu xã hội cao hơn nên khối lượng kiến thức học sinh phải học ngày càng lớn. Trẻ sẽ sợ học nếu như ngày nào tới lớp cũng phải làm một lượng bài tập lớn và về nhà lại phải học chuẩn bị bài hôm sau.
    Những khó khăn thử thách trên ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, thái độ của trẻ đối với việc học tập. Nói cách khác, ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập của học sinh. Vậy làm thế nào để trẻ ở lứa tuổi học sinh lớp 1 thích học, hứng thú với học tập , chúng ta phải bắt đầu từ những việc tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập của học sinh ở lứa tuổi này. Từ đó, có những biện pháp đúng đắn để tăng cường, làm cho kết quả học tập của học sinh tốt hơn.
    1.3.Cho đến nay,đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú học nói chung và hứng thú học tập của học sinh nói riêng nhưng những công trình nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh lớp 1 còn rất ít.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 1
    Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 1, qua đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho các em.
    2. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể điều tra thực trạng: 68 học sinh lớp 1thuộc hai trường tiểu học Quan Hoa (Cầu Giấy-Hà Nội) và trường tiểu học Lương Khánh Thiện ( Phủ Lý- Hà Nam). Trường tiểu học Quan Hoa tìm hiểu 37 học sinh trong đó có 22 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Trường tiểu học Lương Khánh Thiện tìm hiểu 31 học sinh trong đó có 16 học sinh nam và 15 học sinh nữ.
    Giả thiết khoa học
    Hứng thú học tập của học sinh lớp 1 còn chưa cao. Đa số tập trung ở mức độ trung bình trở lên. Học sinh lớp 1 cùng độ tuổi ở thành phố có mức độ hứng thú học tập cao hơn học sinh ở nông thôn. Cùng độ tuổi lớp học sinh nữ có mức độ hứng thú học tập cao hơn học sinh nam.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu nhằm vào 3 nhiệm vụ chính sau:
    - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về hứng thú, hứng thú học tập của học sinh lớp 1
    - Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 1
    - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Đọc sách và tài liệu nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận về hứng thú, hứng thú học tập, hứng thú học tập của học sinh lớp 1.
    6.2. Phương pháp điều tra
    Điều tra viết để thu thập số liệu thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 1. Chúng tôi sử dụng hai loại phiếu: phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên và phiếu phỏng vấn dùng cho học sinh.
    6.3. Phương pháp đàm thoại
    Thông qua trò chuyện, trao đổi với học sinh và giáo viên để thu thập những số liệu về hứng thú học tập của học sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh lớp 1
    6.4. Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng các công thức toán học( tính %, điểm trung bình ) để xử lý kết quả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...