Tiến Sĩ Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đán

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hôi miệng được định nghĩa là bất kỳ mùi khó chịu nào trong hơi thở từ
    miệng được phát hiện bằng mũi [1]. Hôi miệng được phát hiện từ 1550 năm
    trước Công nguyên và được đề cập trong từ điển của người Do Thái, văn học
    Hy Lạp, La Mã [2]. Y văn nói đến hơi thở hôi bắt đầu từ một chuyên khảo
    năm 1874 của Howe. Năm 1934, Fair và Well sáng tạo ra dụng cụ Osmoscope
    dùng để đo mùi hôi bằng mũi. Những năm 1940-1950, Fosdick và cộng sự đã
    dùng Osmoscope để nghiên cứu và đưa ra những thông tin giá trị về hôi
    miệng. Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Joe Tonzetich đã có nghiên cứu tiên
    phong về hôi miệng trên lâm sàng và đến những năm 70 của thế kỷ này, ông
    đưa ra nghiên cứu đầu tiên về hợp chất lưu huỳnh bay hơi (VSC
    ) [3]. Qua nhiều nghiên cứu, họ thấy rằng, hôi miệng là kết quả của nhiều bệnh, hầu hết
    mùi hôi đều bắt nguồn từ bề mặt phía sau lưỡi. Hỗn hợp khí sunfua là sản
    phẩm phân hủy các acid amine bởi các vi khuẩn (VK) kỵ khí Gram (-).
    Hôi miệng là một chứng bệnh thường gặp, ảnh hưởng tới một phần ba
    dân số, gây cản trở hoạt động bình thường của cá nhân, khả năng làm việc, sự
    tham gia những hoạt động xã hội, biểu lộ tình cảm [2]. Có rất nhiều nguyên
    nhân khác nhau gây hôi miệng nhưng 90% là từ miệng [4]. Những hợp chất
    gây hôi miệng là kết quả của quá trình phân hủy các protein, peptide và mucin
    trong nước bọt, máu, dịch lợi, các tế bào biểu mô và thực phẩm được giữ lại
    trên bề mặt răng miệng. Các hợp chất lưu huỳnh bay hơi (VSC) gồmsunfuahydro (H2S), methylmercaptan (CH3SH), dimethylsunfua (CH
    S [5].
    Nhiều loại VK có vai trò quan trọng trong các quá trình này. Vi khuẩn
    ở mảng bám lưỡi đã được chứng minh có liên quan chính đến hôi miệng, tuy
    nhiên các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của hệ vi khuẩn trong mảng bám
    lưỡi còn rất ít.
    Có bốn phương pháp chính để đánh giá mùi hôi miệng là đánh giá bằng cảm
    quan, đo hơi thở bằng sắc ký khí, đo mức độ khí sunfuahydro trong hơi thở bằng
    máy Halimeter, đo mức độ các khí thành phần của VSC
    bằng máy OralChroma.
    Hiện nay, test BANA (N-Benzoyl-DL-Arginine-2-Naphthylamide) là một thử
    nghiệm phát hiện vi khuẩn kỵ khí Gram (-) và các acid béo chuỗi ngắn.
    Phương pháp sinh học phân tử như khuếch đại gen (PCR), giải trình tự gen
    cũng được áp dụng để định danh các VK gây hôi miệng trong mảng bám lưỡi
    (MBL). Phương pháp điều trị hiệu quả chứng hôi miệng là giảm số lượng vi



    khuẩn trên lưỡi và răng, thông qua chải răng hai lần mỗi ngày với kem đánh
    răng và cạo lưỡi hàng ngày kết hợp với việc sử dụng nước xúc miệng (NXM)
    kháng khuẩn [5]. Các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả can thiệp của các
    phương pháp điều trị hôi miệng chưa có nhiều.
    Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chứng hôi miệng
    nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu tổng hợp về vấn đề này mặc dù đã có
    một vài nghiên cứu của tác giả Phạm Vũ Anh Thuỵ (2013) [6], Vũ Mạnh Tuấn
    (2009) [7], Phạm Nhật Quang (2012) [8]. Nhằm góp phần nghiên cứu về chứng
    hôi miệng ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng chứng hôi
    miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường Đại học
    Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp” với ba mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ hôi miệng có nguyên nhân từ miệng ở sinh viên năm thứ
    ba Trường Đại học Y Hà Nội năm 2013-2014.
    2. Xác định một số loại vi khuẩn chính liên quan đến hôi miệng.
    3. Đánh giá hiệu quả can thiệp trên những sinh viên bị hôi miệng.
     
Đang tải...