Thạc Sĩ Thực trạng học thêm của học sinh phổ thông - bản chất - hiện tượng - nguyên nhân - kết quả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận dài 10 trang:
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    Hiện nay tình trạng đi học thêm nhiều thầy nhiều lớp đã trở thành phổ biến đối với học sinh phổ thông. Bên cạnh việc cần thiết phải đi học thêm để lấy kiến thức của những em có yêu cầu học thì việc dạy và học thêm ngày nay đã bị biến tướng đi nhiều. Học thêm - là học lấy những kiến thức mà mọi người cần bổ trợ cho công việc, cho học tập của mọi người. Nhưng với các em học sinh cấp I, cấp II và cấp III thì việc học thêm quá sức như hiện nay thì có thực sự cần thiết chăng? Hay đó chỉ là những trào lưu, việc chạy theo thành tích hay là nhằm thoả mãn nhu cầu của một số ai đó. Hiện trạng này dần trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. “Học quá nhiều khiến không ít học sinh lâm vào tình trạng trầm cảm, bị ức chế thậm trí còn bị vẹo cột sống, cận thị để lại hậu quả suốt đời. 74% học sinh tốt nghiệp tiểu học có vấn đề về sức khỏe. Thử hỏi chúng ta sẽ đi đến đâu nếu trào lưu dạy thêm không chấm dứt “ . Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã có lúc thốt lên như thế.
    B. PHẦN NỘI DUNG
    chương I: Những hiểu biết và tình trạng học thêm của học sinh phổ thông.
    1) Những hiện tượng của việc đi học thêm
    Có thể nói rằng trong mọi chúng ta không thể phủ nhận vai trò chủ đạo của nền giáo dục, vì ngành này đã sản sinh không biết bao nhiêu nhân tài lỗi lạc về kinh tế, chính trị cho quốc gia. Nhưng hiện nay ngành giáo dục phải suy tính như thế nào để đạt được mục tiêu “ trăm năm trồng người” cho thế kỷ thứ 21 này chứ không phải chạy theo nền giáo dục ở các nước phương tây mà áp dụng cho ta trong thời điểm này mà đã vô tình tạo ra áp lực cho các người có trách nhiệm ma thế hệ trẻ là những người phải gánh vác. Chính vì thế, ngay từ cấp I ( bậc tiểu học) học sinh đã phải đi học thêm không chỉ học viết mà còn học trước chương trình. Không những thế mà các em còn phải ở nội trú nhà cô giáo để cô giáo dạy kèm cặp cho các em. Thử hỏi ở lứa tuổi các em, lứa tuổi vô tư trong sáng chỉ có ăn và chơi tại sao lại phải đi học nhiều như vậy.
    Còn đối với các em học sinh cấp II, tình trạng học thêm nhiều dần lên với các ca học thêm ôn thi tốt nghiệp vào cấp III. Ngoài việc học trên lớp ra các em còn phài đi học thêm rất nhiều ở nhà cô giáo hay ở trường tổ chức. Việc học ở trường dường như không đủ với các em, vì đi học thêm là học những cái mà mình chưa biết, học những kiến thức mà trên lớp cô ( thầy) giáo chưa kịp truyền đạt cho học sinh. Hay cũng chỉ là do các em lo sợ mình không đi học thêm ở nhà cô (thầy) thì sẽ bị trù dập.
    Ta có thể xem việc học thêm là việc cần thiết, thiết thực không thể thiếu để ôn thi tốt nghiệp, rồi thì thi vào đại học của các em học sinh cấp III. Học ở trường về rồi lại đi học thêm để ôn thi tốt nghiệp, chưa xong lại phải đi học thêm ở các lớp ôn theo khối thi đại học mà mình có nguyện vọng thi vào. Nếu ai mà nói rằng học hành mà cũng kêu vất vả thì chắc rằng người đó chưa thực sự học tập, vì trông những em học sinh đi học thì mới thấy được sự vất vả mà các em đang phấn đấu cho mục đích cho lý tưởng của mình. Cứ đều đặn như thế, thời gian học tập của các em còn hơn cả những công nhân viên cần mẫn nhất khi họ làm việc 8 tiếng/ một ngày. Và đủ các loại học thêm như thế nên lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, như đang chạy xô, cứ căng ra mà chạy.
    2) bản chất của việc học thêm
    Ta thử đặt vấn đề, tại sao lại có nhu cầu dạy thêm và học thêm? Từ những nhu cầu thực tế của xã hội trong thời gian qua và hiện nay, nên trước năm 1975 chỉ có dạng gia sư mà thôi. Như vây, phải chăng mức độ truyền đạt kiến thức chưa đáp ứng được thời gian đề ra, hay đội ngũ giáo viên chưa đạt được chuyên môn cao, hoặc giả là trẻ em ngày nay kém thông minh hơn thế hệ trước nên chưa theo kịp xu thế phát triển mạnh trong khu vực và toàn cầu hoá như hiện nay.

    Với chỉ tiêu của nhà nước là “công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”. Do vậy mỗi người trong chúng ta đều muốn khẳng định mình, hoàn thiện mình. Để hoàn thiện mình và tự khẳng định mình thì khô
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...