Luận Văn Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục



    Lời mở đầu .Trang 1
    I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua Trang 6
    11 Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa ky .Tràng 3
    12 Thực trạng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa KỵTràng 8
    13 Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam .Trang 13
    II. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định Thương mại có hiệu lực .Trang 20
    21 Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ Trang 23
    22 Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 29
    III. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Ky Tràng 31
    31 Các biện pháp mang tính vĩ mô .Trang 38
    32 Các biện pháp mang tính vi mô .Trang 31
    33 Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ Trang 40
    IV. Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 46
    V. Kết luận .Trang 49



    Lời Mở ĐầU

    Với hơn 30 năm liên tục (từ 1964 đến 1994) bị Hoa Kỳ cấm vận kinh tế, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Tuy nhiên cùng với nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kiên định với chính sách mong muốn là bạn của các nước trên thế giới Việt Nam đã tạo ra những cột mốc hội nhập quan trọng, mà cụ thể là việc Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN) năm 1995, tổ chức hợp tác kinh tế Châu A Thái Binh Dương (APEC) nam1998(, và đặc biệt là việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1994. Ngày 13-7-2001 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam-Hoa kỳ thông qua việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương. Ngày 8-6-2001, tổng thống Hoa Kỳ GBush. đã chính thức trình Quốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn Hiệp định, và ngày 10-12-2001 quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước. Như vậy với việc Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực, các hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường mới mẻ này. Tuy nhiên có một thực tế là thị trường Hoa kỳ còn quá xa lạ và khác biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó sự khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế, ngoại giao, chính sách thương mại cũng như vị thế trên trường Quốc tế tạo ra cho Việt Nam muôn vàn thách thức. Trước tình hình đó buộc Việt Nam phải có những biện pháp, chính sách hợp lý kịp thời để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu Hiệp định đã ký kết, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng, cơ hội mà thị trường Hoa Kỳ mang lại.
    Trên cơ sở đó, trong phạm vi đề án môn học em xin trình bày những tiềm năng và đề xuất một vài biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Phó giáo su-Tiến+ sĩ Nguyễn Duy Bột đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
























    I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ
    11 Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
    Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu có quan hệ thương mại từ năm 1992 tuy nhiên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 4,5 triệu USD. Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng đều theo cả hai chiều xuất và nhập khẩu, đa dạng dần về nhóm hàng và gia tăng về trị giá mỗi nhóm (xem Bảng 1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...