Luận Văn Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của vấn đề
    Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, Việt Nam ngày càng phải tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Thương mại quốc tế có vị trí quan trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và các mục tiêu khác. Với vai trò là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức lớn từ quá trình hội nhập quốc tế.
    Việc xem xét hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đảm bảo các cân đối vĩ mô, đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
    Xuất khẩu gạo không chỉ là lĩnh vực mũi nhọn trong ngành xuất khẩu nông sản nói riêng mà còn có vai trò quan trọng cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.
    Cụm từ “xuất khẩu gạo” cũng quá quen thuộc ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu có giá trị về các chính sách thương mại quốc tế, các chiến lược xuất khẩu nông sản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam nói chung, lúa gạo nói riêng.
    Nhóm nghiên cứu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam cũng đã phân tích nhiều nội dung cụ thể về khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Chiến lược phát triển sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến 2020 do Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT chịu trách nhiệm lập hiện vẫn đang được soạn thảo.
    Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống phát triển Hoạt dộng xuất khẩu gạo. Vì vậy, đề tài được chọn nghiên cứu là mới và cần thiết, có thể đóng góp hoàn thiện cho Chiến lược Phát triển lúa gạo đến 2020, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên cứu nói chung.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích của đề án là đánh giá một cách hệ thống Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động này ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
    Đối tượng của đề tài là Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Đề tài tập trung xem xét Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1989 đến nay, ưu tiên xem xét giai đoạn từ 2001 đến nay. Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thương mại nói riêng.
    Đề án không nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu nông sản cũng như trong nhóm các mặt hàng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Bên cạnh đó, đề án cũng không đi sâu nghiên cứu chiến lược sản xuất lúa gạo trong nước, mà tùy vào mức độ có liên quan với đối tượng xem xét để đưa ra những định hướng cơ bản nhất.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

    5. Kết cấu của đề tài
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương này sẽ làm rõ cơ sở lý luận và đề xuất khung phân tích cho toàn bộ đề tài. Bên cạnh việc rà soát các khái niệm về thương mại quốc tế, bản chất hội nhập kinh tế thương mại, thương mại xuất khẩu nông sản cụ thể là xuất khẩu gạo và đóng góp cho nền kinh tế; nội dung của hoạt động xuất khẩu gạo bao gồm: (i) xác định quy mô (sản lượng và doanh thu) xuất khẩu, (ii) chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu, (iii) cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu, (iii) thị trường xuất khẩu và thương hiệu gạo xuất khẩu.
    Chương này cũng xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam về hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Sử dụng khung phân tích ở chương đầu, chương 2 xem xét thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam theo 4 giai đoạn, đồng thời phân tích thực tiễn hoàn thiện hoạt động xuất khẩu, thực tiễn phối hợp hoạt động xuất khẩu gạo trong chiến lược phát triển thương mại và kế hoạt phát triển nói chung ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 3. Quan điểm và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xem xét, chương này nhận định bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các giải pháp được luận giải về mặt nội dung, điều kiện áp dụng.



    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture)
    WTO Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)
    ASIAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)
    AoA Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture)
    GATT Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (General Agreement on Tariffs and Trade)
    NQ Nghị quyết
    TƯ Trung ương
    APEC Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation)
    AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (ASEAN Free Trade Area)
    CEPT Hiệp định ưu đãi thuế quan (Common Effective Preferential Tariff)
    UBND Ủy ban nhân dân
    NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
    FAO Tổ chức nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization)
    TCTK Tổng cục thống kê
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu tiếng Việt
    1. PGS.TS Ngô Thắng Lợi (2004), Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế-xã hội,
    Nhà xuất bản Thống kê.
    2. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự (2006), Tổng quan các vấn đề về tự do hóa thương mại dịch vụ, Hà Nội.
    3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và X, Tạp chí Cộng sản.
    4. GS.TS Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.
    5. ThS Mai Thế Cường (2008), Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.
    6. Phạm Hoàng Ngân (2008), Cân đối cung - cầu, dự trữ và biến động giá lúa gạo Thế Giới, Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT.
    7. GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
    8. Nguyễn Thành Hưng (2008), Chiến lược xuất khẩu gạo của Thái Lan, Vụ pháp chế, Bộ Thương mại.
    9. ThS Nguyễn Thanh Phong (2008), Một số giải pháp vĩ mô nhằm phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, Viện Đào tạo sau Đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân.
    10. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2005), Xuất khẩu gạo, một thành tựu nổi bật của nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 80.
    11. Nguyễn Ngọc Quế, Trần Đình Thao (2004), Ngành lúa gạo Việt Nam.
    12. Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Gạo Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, Kinh tế Nông nghiệp.
    13. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2007), Những vấn đề cơ bản về hội nhập.
    14. Trần Kim Chung và Đinh Trọng Thắng (2003), Một số gợi ý chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
    15. Tạp chí Hoạt động khoa học số 12 (2001), Về xuất khẩu nông sản của Việt Nam 10 năm qua.
    16. Ban Công tác Việt Nam gia nhập WTO (2006), Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
    17. Hiệp hội lương thực Việt Nam (2006), Lúa gạo – Những tăng trưởng quan trọng
    Địa chỉ truy cập: http://vietfood.org.vn
    18. Tổng cục thống kê (2008), Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
    Địa chỉ truy cập: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=7636
    19. Bộ Thương mại (2005), Báo cáo hoạt động thương mại năm 2006.
    20. Các tin bài từ báo điện tử VnEconomy (2008), Báo Công Thương Online(2008), Tạp chí Thương mại (2003-2005)

    Tài liệu tiếng Anh
    1. Directorate of Rice Development, India (2007), Rice Report and Rice in India – Handbook of Statistics 2007.
    2. Directorate of Rice Development, India (2008), Problems & Prospects of Rice Export from India.
    3. Oryza Corporation (2008), Thailand market, India market, Global Outlook.
    4. Nicolas Minot and Francesco Goletti (2000), Rice Market Liberalization and Poverty in Vietnam, International Food Policy Research Institute, Washington D.C.
    5. Rajit Mane and Eric J. Wailes (2006), Impact of Trade Liberalization in Rice, American Agricultural Economics Association Annual Meeting.
    6. Jeffrey J. Reimer & Kyle W. Stiegert (2006), Evidence on Imperfect Competition and Strategic Trade Theory – Agricultural & Applied Economics, University of Wisconsin-Madison, Department of Agricultural and Applied Economics.
    7. Eric J. Wailes (2004), Implications of The WTO Doha Round for the Rice sector, FAO Rice Conference.
    8. D Dawe, M Hossain and M Bell (2003), Three roles of Rice Research in Development, International Rice Research Institute – IRRI.
    9. Chantal Pohl Nielsen (2003), Vietnam’s Rice Policy: Recent Reforms and Future Opportunities, Asian Economic Journal (V.17, I.1, p.1-26)
    10. Dae-Seob Lee and P.Lynn Kennedy (2002), A Game Theoretic Analysis of U.S. Rice Export Policy: The case of Japan and Korea, Louisiana State University, Department of Agricultural Economics and Agribusiness.
    11. Nicholas Minot & Francesco Goletti (1997), Impact of Rice Export policy on domestic prices and food security: Further analysis using the Vietnam Agricultural Spatial Equilibrium Model (VASEM), International Food Policy Research Institute, Washingtion, D.C., U.S.A.
    12. Yoshiaki Nakada (1996), When does a farmer sell rice? A case study in a Village in Yasothon Province, Northeast Thailand.
    13. The WTO (1995), Agreement on Agriculture, Uruguay Round (1986-1994)
    14. The FAO (2001), Review of Basic Food Policies, Rome, Italy.
    15. FAOTAT(2003, 2004, 2005), Food Report.
     
Đang tải...