Luận Văn Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Sài Gòn Thương tín c

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) là một loại hình doanh nghiệp không những

    thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt

    thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát

    triển các DNNVV cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế

    do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển

    nhanh cả về số và chất lượng.

    Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá

    đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNNVV là bước đi hợp quy luật

    đối với nước ta. DNNVV là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế

    đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNNVV

    ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà

    quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc

    làm - hạn chế lạm pháp.

    Nhưng để thúc đẩy phát triển DNNVV ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt

    các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong

    đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là

    thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong

    điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này

    khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh

    nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNVV đã

    và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ

    chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết.

    Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển

    DNNVV còn rất hạn chế vì các DNNVV khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân

    hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý

    và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNNVV đang là một

    vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt

    động của các DNNVV hiện nay, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Sài Gòn

    Thương tín Chi nhánh Cần Thơ em đã chọn đề tài : “Thực trạng hoạt động tín dụng đối

    với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần

    Thơ”

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    2.1. Mục tiêu chung

    Đánh giá hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân

    hàng Sài Gòn Thương tín thành phố Cần Thơ; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

    chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh này.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    Nghiên cứu các cơ sở lý luận về tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo

    Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi

    nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín tại thành phố Cần Thơ thông qua việc phân tích

    tình hình dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu.

    Đánh giá hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân

    hàng Sài Gòn Thương tín thành phố Cần Thơ thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

    tín dụng.

    Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp

    nhỏ và vừa.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    3.1. Phạm vi không gian

    Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín thành phố Cần

    Thơ.

    3.2. Phạm vi thời gian

    - Thời gian thực hiện đề tài từ 20/02/2012 - 07/04/2011.

    - Số liệu phân tích từ năm 2009 đến năm 2011.

    3.3. Đối tượng nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phân

    chia theo thời hạn và theo loại hình doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Sài Gòn

    Thương tín thành phố Cần Thơ.

    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

    Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng bao gồm: báo cáo thống kê tín dụng nội tệ,

    báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí,

    internet để phục vụ cho việc phân tích.

    5. Kết cấu đề tài

    Đề tài gồm 4 chương:

    - Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng: trình bày những cơ sở lý luận về tín

    dụng và phương pháp để nghiên cứu về tín dụng

    - Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) giới thiệu

    khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại thành phố Cần Thơ.

    - Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

    Sacombank Chi nhánh Cần Thơ: phân tích tình hình huy động của ngân hàng và hoạt

    động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay,

    doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu và một số chỉ tiêu tài chính khác.

    - Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh

    nghiệp nhỏ và vừa: đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hoạt

    động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa







    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    1. Lý do chọn đề tài. 7

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 7

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 8

    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. . 8

    5. Kết cấu đề tài . 8



    CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG . 7

    1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 9

    1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

    9

    1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng

    9

    1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG . 10

    1.3. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM 11

    1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

    11

    1.3.2. Thuận lợi, khó khăn và vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa

    12

    1.3.2.1. Những thuận lợi

    12

    1.3.2.2. Những khó khăn

    13

    1.3.2.3. Vài trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam 13

    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

    (SACOMBANK) . 16

    2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN . 16

    2.2. GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 16

    2.2.1. Sự ra đời của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ

    16

    2.2.2. Bộ máy điều hành và chức năng hoạt động.

    17

    2.3. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA

    SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG QUA BA NĂM (2009 – 2011) . 21

    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

    NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 24

    3.1. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH

    CẦN THƠ 24

    3.2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH 27

    3.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động

    27

    3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

    NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA . 29

    3.3.1. Doanh số cho vay

    29

    3.3.2. Doanh số thu nợ

    32

    3.3.3. Dư nợ tín dụng

    36

    3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

    VỪA QUA BA NĂM 2009 - 2011 37

    3.4.2. Dư nợ trên tổng vốn huy động

    37

    3.4.3. Nợ xấu trên tổng dư nợ

    38

    3.4.4. Hệ số thu nợ

    38

    3.4.5. Vòng quay vốn tín dụng


    3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

    NHỎ VÀ VỪA TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 39

    CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ . 41

    4.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

    DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SACOMBANK CHI

    NHÁNH CẦN THƠ 41

    4.1.1. Giải pháp huy động vốn

    41

    4.1.2. Đa dạng hoá hình thức huy động

    41

    4.1.3. Đầu tư mạnh vào công tác marketing

    41

    4.1.4. Hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho DNNVV

    41

    4.1.5. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

    42

    4.1.6. Giải pháp từ chính bản thân của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

    44

    4.2. KIẾN NGHỊ 44

    4.2.1. Đối với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước

    44

    4.2.2. Đối với chính quyền địa phương

    45

    4.2.3. Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

    45



    KẾT LUẬN 48



    TÀI LIỆU THAM KHẢO





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...