Tiểu Luận Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân Hàng NN & PTNT Hà Nội đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doan

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân Hàng NN & PTNT Hà Nội đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh


    MỤC LỤC​

    Chương I: Tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh



    1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

    1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

    Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh là nghiệp vụ nợ, nghiệp vụ có và nghiệp vụ trung gian. Ngân hàng kinh doanh tiền tệ chủ yếu không phải bằng tiền vốn tự có mà bằng nguồn vốn của những người gửi tiền. Có nghĩa là ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó sử dụng vốn đó bằng cách cho vay, chiết khấu hay đầu tư , liên doanh. Nghiệp vụ trung gian là dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho các hoạt động của các doanh nghiệp . Khi huy động vốnngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả lãi và gốc cho khách hàng, sau đó sử dụng Nguồn vốn huy động đó để kinh doanh và thu lãi. Đây là nguồn gốc của tín dụng ngân hàng .

    Theo cách hiểu chung nhất, tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là khách hàng của ngân hàng , trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng sử dụng kèm theo thời gian gian hoàn trả lại cho ngân hàng toàn bộ số gốc và một phần lãi do hai bên thoả thuận.

    Thông qua việc cung ứng vốn như vậy cho nền kinh tế, hoạt động tín dụng ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề kinh tế và các thành phần kinh tế. Các chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ quyết định việc kích thích hay hạn chế hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế .

    1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng

    Trong nền kinh tế thị trường ,các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Để đáp ứng được sự đa dạng và phong phú đó thì đòi hỏi tín dụng ngân hàng cũng phải có những hình thức khác nhau. Có rất nhiều hình thức phân loại tín dụng ngân hàng khác nhau tuỳ theo các tiêu thức khác nhau. theo điều 49 mục 2 luật các tổ chức tín dụng thì tín dụng ngân hàng được phân theo các hình thức sau:


    1.2.1 Phân theo hình thức cho vay

    Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng qy định: cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cho khách hàng vau một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

    Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

    Tổ chức tín dụng cho cá nhân vay trung và dài hạn nhằm thực hiện dự án đầu tư phát thiển sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống.

    1.2.2 Theo hình thức chiết khấu

    Trong nền kinh tế thị trường, các giấy tờ có giá được phát hành và lưu thông theo quy định của pháp luật. Người giữ các giấy tờ có giá đó nếu cần tiền mặt khi các giấy tờ có giá đó chưa đến hạn thanh toán thì có thể mang các giấy tờ có giá đó đến ngân hàng để xin chiết khấu. “ Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ có giá đố cho tổ chức tín dụng ” ( Điều 57 mục 2 luật các tổ chức tín dụng ).

    Như vậy, về bản chất kinh tế, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác là tín dụng ngắn hạn và ngân hàng chuyển tiền cho người chủ sở hữu các loại giấy tờ có giá đó khi nó chưa đến hạn thanh toán. Khách hàng muốn bán thương phiếu cho ngân hàng phải lập đầy đủ thủ tục gống như vay vốn, làm đơn xin chiết khấu thương phiếu, ngân hàng kiểm tra khả năng thanh toán nợ khi đến hạn của người phát hành thương phiếu, nếu được thì chấp nhận và quyết định mức chiết khấu. Thông thường các ngân hàng chỉ chiết khấu các thương phiếu có thời hạn đến hạn ngắn hạn ( từ 3 đến 6 tháng ). Ưu điểm đặc biệt của hình thức này là nến trong trường hợp khó khăn về khả năng thanh toán thì có thể đem các giấy tờ có giá đó đếnngân hàng Trung ương xin tái chiết khấu.



    1.2.3 Hình thức nhận trả

    Đây là hình thức mà Ngân hàng nhận trả thay nợ cho người phát hành kỳ phiếu khi đến hạn thanh toán mà người phát hành kỳ phiếu không có khả năng thanh toán. Đây là sự đảm bảo chắc chắn cho người sử dụng kỳ phiếu rằng họ sẽ nhận được tiền khi đến hạn thanh toán cũng như có thể dễ dàng đem kỳ phiếu đi đến chiết khấu. Để có thể sự đảm bảo đó, doanh nghiệp phải phát hành kỳ phiếu đó phải trả cho Ngân hàng một khoản tiền gọi là “ hoa hồng ”.

    Trong hợp đồng tín dụng giữa người phát hành kỳ phiếu và Ngân hàng có quy định người phát hành kỳ phiếu phải giao số tiền của kỳ phiếu chậm nhất là trước ngày kỳ phiếu đến hạn. Ngân hàng phải thẩm định khả năng cho doanh nghiệp đó phát hành kỳ phiếu.

    1.2.4 Tín dụng trả nhiều lần

    Là hình thức cho vay mà việc trả nợ được phân ra làm nhiều lần, mỗi lần trả nợ bao gồm một phần gốc và một phần lãi. Loại tín dụng này rất phù hợp với đặc điểm sử dụng vốn của doanh nghiệp là thu hồi vốn làm nhiều lần.

    Tín dụng trả nhiều lần bao gồm các loại tín dụng ngắn, trung và dài hạn. Doanh nghiệp và Ngân hàng thoả thuận mức cho vay, lãi suất cho vay và kỳ hạn trả nợ cũng như số lãi và gốc cho môĩ lần trả nợ. Tín dụng trả nợ nhiều lần có thị trường rộng lớn và phong phú, tuy nhiên, cần có điều kiện đảm bảo để thực hiện loại tín dụng này.

    1.2.5 Hình thức bảo lãnh

    Đây là hình thức tín dụng phát sinh do Ngân hàng nhận bảo lãnh dùng uy tín của mình để đảm bảo thanh toán cho người bán hàng trong trường hợp người mua hàng ( người được bảo lãnh ) không có khả năng thanh toán nợ.

    Có hai loại bảo lãnh:

    ã Bảo lãnh bằng thư: Ngân hàng phái hành một thư bảo lãnh để khách hàng có thể mua vật tư hàng hoá, bao thầu Trong thư bảo lãnh Ngân hàng cam kết sẽ trả thay cho khách hàng khi khách hàng không trả tiền , nộp thuế

    ã Bảo lãnh bằng hình thức chấp nhận: Ngân hàng có thể dùng cách ký chấp nhận vào một thương phiếu do nhà cung cấp lập khi bán chịu cho khách hàng do một Ngân hàng lập cho người muốn vay tiền. Bảo lãnh vay tiền của một Ngân hàng khác còn là cách san sẻ rủi ro cho nhiều Ngân hàng.

    1.2.6 Hình thức cầm cố bất động sản

    Đây là hình thức cho vay dài hạn trên cơ sở đảm bảo bằng bất động sản như nhà của, đất đai, xưởng máy .Tài sản cầm cố phải được chuyển cho người cho vay, do đó người cho vay là người sở hữu được trực tiếp, còn người vay chỉ là người sở hữu gián tiếp tài sản cầm cố. Trong hoạt động Ngân hàng điều đó có nghĩa là tài sản cầm cố dễ vận chuyển có giá trị cao thì được đưa vào kho của Ngân hàng, nếu là các hàng hoá đang trên đường vận chuyển hoặc các bất động sản, tài sản .Có khối lượng lớn thì cầm cố có thể là các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó.

    1.2.7 Hình thức cho thuê tài chính

    Đây là hình thức tín dụng trong đó người thuê tài sản theo yêu cầu của người đi thuê thực hiện việc cho thuê tài sản theo hợp đồng thuê mua.Tài sản cho thuê thường bao gồm động sản và bất động sản như nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị có giá trị lớn. Trong hợp đồng thuê mua phải có giá thuê , thời hạn thuê và cách thức xử lý tài sản khi hết hạn thuê, giá thuê bao gồm khấu hao tài sản cho thuê, lãi trên cơ sở lãi suất của vốn bỏ ra mua tài sản và các chi phí khác. Hết hợp đồng thuê, người thuê có thể yêu cầu bán lại tài sản cho họ hoặc yêu cầu thuê tiếp hoặc trả lại tài sản cho người thuê. Trong thời gian cho thuê tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người cho thuê nên thực chất đây là khoản cho vay có đảm bảo chắc chắn. Cho thuê tài chính không giống như hình thức cho vay trả góp, cũng không giống như cho vay bình thường. Nó tạo ra thuận lợ cho các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính hoặc các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ.
     
Đang tải...