Báo Cáo Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong những năm gần đây, khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới thì hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác càng diễn ra sôi động. Khi hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với rất nhiều khó khăn, một mặt thì thiếu vốn mặt khác lại chưa có uy tín lớn do thời gian tham gia chưa lâu. Chính vì vậy mà việc các hoạt động tài trợ thương mại trong thời gian gần đây phát triển rất mạnh cũng là một điều tất yếu. Tài trợ thương mại quốc tế được coi là bà đỡ cho hoạt động thương mại quốc tế, nó có thể giải quyết hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế. Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam có uy tín với các hoạt động tài trợ thương mại. Trong thời gian kiến tập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, tôi đặc biệt ấn tượng với hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng bởi sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại hình cũng như tỉ trọng rất đáng kể của thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu của ngân hàng. Vì vậy tôi đã dành thời gian để nghiên cứu và thực hiện báo cáo thực tập với đề tài: “Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”. Nội dung báo cáo gồm có hai phần:
    Phần I: Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam
    Phần II: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
    Phần III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
    I. Vài nét về Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
    1. Quá trình hình thành và phát triển.
    2. Hệ thống tổ chức.
    3. Các nghiệp vụ chính.
    II. Ngân hàng Công thương Đống Đa.
    1. Sơ lược về lịch sử của Ngân hàng Công thương Đống Đa.
    2. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức.
    III. Mô tả nhiệm vụ thực tập.
    1. Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu.
    2. Trợ giúp các thanh toán viên và kiểm soát viên.
    3. Các nhiệm vụ khác.
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
    I. Vài nét về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
    1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế.
    2. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế
    3. Các loại hình tài trợ thương mại quốc tế.
    II. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa
    1. Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế chủ yếu được thực hiện tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.
    2. Kết quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa những năm qua.
    3. Những tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
    HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
    1. Không ngừng tăng trưởng nguồn vốn để có đủ khả năng tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
    2. Đa dạng hóa hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
    3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trong mô hình ngân hàng hiện đại
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...