Báo Cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH MOTOR N.A Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng hoạt động SXKD ở C.ty TNHH MOTOR N.A VN
    I. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
    Hoạt động sản xuất kinh doanh là việc thực hiện một , một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, muốn thắng cuộc trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả.


    Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chí phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dung các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất.


    Kết quả đầu ra của doanh nghiệp được xác định bằng nhiều chỉ tiêu nhưng chủ yếu là hai chỉ tiêu: sản lượng ( nếu tính theo hiện vật ) hoặc giá trị sản lượng ( nếu sử dụng thước đo giá trị ). Hai chỉ tiêu này biểu hiện toàn bộ khối lượng công việc đã được thực hiện hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ khối lượng công việc đó trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra kết quả đầu ra còn thể hiện qua các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu


    Chi phí đầu vào là toàn bộ các nguồn lực đươc huy động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí đầu vào được phản ánh bằng các chỉ tiêu: tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động, nguyên giá TSCĐ, lao động


    Vì kết quả đạt được và chí phí bỏ ra đều có thể phản ánh bằng nhiều chi tiêu khác nhau nên phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề phức tạp. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gộm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiếp. Các chi tiêu này phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời các chỉ tiêu đó phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung.
     
Đang tải...