Tiểu Luận Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công chứng chứng thực trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. lời mở đầu
    II. Nội dung chính
    1. Khái niệm và đặc điểm
    a . Khái niệm
    b. Đặc điểm
    2. Nội dung quản lý nhà nước về công chứng chứng thực
    a, Phạm vi quản lý nhà nước về công chứng
    b, Quản lý nhà nước về chứng thực
    3. Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng chứng thực
    a, Thành tựu
    b, Hạn chế
    4 . Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao công tác quản lí nhà nước về công chứng chứng thực
    III kết luận
    3. Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng chứng thực
    a, Thành tựu
    Ngày 1/7/2007 khi luật công chứng và nghị định số 79/2007/NĐ- CP ngày 18/5/2007 của chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có hiệu lực và được áp dụng trong thực tiễn, công chứng chứng thực đã dần đi vào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức khi có nhu cầu công chứng, chứng thực. Đây là một bước đánh dấu sự thành công của công tác xã hội hóa công tác công chứng, chứng thực.
    Cùng với đó, pháp luật đã cho phép các văn phòng công chứng tư nhân hoạt động song song với phòng công chứng của nhà nước.Thực tiễn hoạt động công chứng trong thời gian qua cho thấy, nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân ngày một tăng cao trong khi sự phát triển của các phòng công chứng không theo kịp, gây nên tình trạng quá tải. Hoạt động của các văn phòng công chứng đã san sẻ gánh nặng của phòng công chứng nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước hoàn toàn không phải lo cơ sơ vật chất cũng như lương của công chứng viên, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà nước. Đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cho các văn phòng công chứng, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nầng cao trình độ, cải tiến quy trình làm việc và thái độ phục vụ
    Theo tình thần từ Nghị định 79/2007/ NĐ- CP việc xin cấp bản sao từ sổ gốc được giao cho chính cơ quan đã cấp bản chính, chứng thực bản sao từ bản chính bằng tiếng Việt đã được phân cấp tới UBND cấp xã; Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm uquyền chứng thực bản sao từ bản chính bằng tiếng nước ngoài, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài. Quy định như vậy đã tạo điều kiện cho các cơ quan cấp dưới có nhiều thẩm quyền hơn, tạo thuận lợi cho người dân khi đi chứng thực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...