Luận Văn Thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư và xây l

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2011 dài 70 trang
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 1
    1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp . 1
    1.1.1. Lợi nhuận, ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp . 1
    1.1.1.1. Lợi nhuận 1
    1.1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế 2
    1.1.2. Sự hình thành lợi nhuận trong doanh nghiệp . 3
    1.1.2.1. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh: 3
    1.1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5
    1.1.2.3. Lợi nhuận khác 6
    1.1.3. Các chỉ tiêu lợi nhuận . 7
    1.1.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối . 7
    1.1.3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận tương đối 9
    1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp hiện nay . 14
    1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận . 14
    1.2.1.1. Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ 14
    1.2.1.2. Chất lượng sản phẩm tiêu thụ . 15
    1.2.1.3. Giá bán đơn vị sản phẩm 15
    1.2.1.4. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ . 15
    1.2.1.5. Giá thành sản phẩm tiêu thụ . 16
    1.2.1.6. Công tác tổ chức bán hàng 17
    1.2.1.7. Tổ chức công tác thanh toán . 17
    1.2.2. Một số biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp hiện nay 18
    1.2.2.1. Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm: . 18
    1.2.2.2. Hạ thấp giá thành sản phẩm . 21
    1.2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: 23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ 26
    2.1. Một số đặc điểm chung về Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Sông Đà 26
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . 26
    2.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2006 . 26
    2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 27
    2.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . 28
    2.1.2.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh 28
    2.1.2.2. Đặc điểm về lao động của Công ty 29
    2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán . 29
    2.1.3. Đặc điểm thị trường và sản phẩm 32
    2.1.3.1. Đặc điểm thị trường . 32
    2.1.3.2. Đặc điểm sản phẩm . 33
    2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 34
    2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 34
    2.2.1.1. Những thuận lợi của Công ty: . 34
    2.2.1.2. Những khó khăn của Công ty: . 36
    2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 37
    2.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong năm 2010 . 41
    2.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu . 41
    2.3.1.1.Tình hình thực hiện sản phẩm tiêu thụ . 41
    2.3.1.2. Chất lượng sản phẩm 44
    2.3.1.3. Tình hình quyết toán các công trình của Công ty 46
    2.3.2.Tình hình thực hiện quản lý chi phí . 47
    2.3.2.1. Tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu . 47
    2.3.2.2. Tình hình quản lý chi phí nhân công trực tiếp . 49
    2.3.2.3. Tình hình quản lý chi phí sử dụng máy thi công . 49
    2.3.2.4. Tình hình quản lý chi phí sản xuất chung . 50
    2.3.2.5. Tình hình quản lý chi phí doanh nghiệp 50
    2.4. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty . 51
    2.4.1. Những kết quả đạt được . 51
    2.4.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao lợi nhuận của Công ty . 51
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ 53
    3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 53
    3.2. Giải pháp tài chính tăng lợi nhuận tại công ty Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Sông Đà . 54
    3.2.1. Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu tiêu thụ. 54
    3.2.2. Đầu tư quản lý chặt chẽ chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm . 56
    3.2.2.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu . 56
    3.2.2.2. Đối với chi phí nhân công . 57
    3.2.2.3. Đối với chi phí máy thi công . 58
    3.2.2.4. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp . 58
    3.2.3. Đầu tư quản lý tính hiệu quả của công tác giao khoán chi phí . 59
    3.2.3.1. Hình thức khoán gọn chi phí nguyên vật liệu và nhân công 59
    3.2.3.2. Hình thức giao khoán chi phí nhân công . 60
    3.2.4. Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ . 61
    3.2.5. Tăng cường đầu tư nâng cao tay nghề của người lao động . 61
    3.2.6. Sử dụng các sản phẩm tài chính do ngân hàng cung cấp 62
    3.2.7. Tăng cường vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 63
    KẾT LUẬN 65

    CHƯƠNG 1:
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP


    1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
    1.1.1. Lợi nhuận, ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp
    1.1.1.1. Lợi nhuận
    Theo luật doanh nghiệp 2005 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, doanh nghiệp được định nghĩa là:
    “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh.”
    Kinh doanh được định nghĩa là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
    Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2005, có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau:
    1. Doanh nghiệp tư nhân.
    2. Công ty cổ phần.
    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
    4. Công ty hợp danh.
    Đứng trên góc độ doanh nghiệp, thì lợi nhuận được xác định là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (hay các Công ty) là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại.
    Lợi nhuận = doanh thu – chi phí tạo ra doanh thu
    1.1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế
    Trong thời kì bao cấp, vai trò của lợi nhuận chưa thực sự quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp trong thời kì đó sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước. Cho dù kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ cũng không ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì lợi nhuận trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà còn đối với người lao động và toàn xã hội.
    Ø Đối với nền kinh tế:
    Lợi nhuận là tiền đề của tái sản xuất mở rộng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, lợi nhuận thuần ngày càng cao, phục vụ sản xuất mở rộng với quy mô và tốc độ nhanh.
    Bên cạnh đó thuế TNDN đánh trên lợi nhuận cũng là một nguồn thu đáng kể của ngân sách quốc gia. Nhờ đó, Nhà nước có nguồn lực để xây dựng cở sở hạ tầng, duy trì bộ máy hành chính và củng có an ninh đảm bảo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.
    Ø Đối với doanh nghiệp:
    Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận giữ vị trí vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp đó có thể lâm vào tình trạng phá sản.
    Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có lợi nhuận cao, tình hình tài chính lành mạnh sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Do đó, việc huy động thêm vốn để sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời lợi nhuận cũng là nguồn tích lũy quan trọng để doanh nghiệp bổ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...