Báo Cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    LỜI CÁM ƠNi
    @ NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ? . ii

    @ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ? . iii
    DANH SÁCH BIỂU ĐỒvi
    DANH SÁCH BẢNG BIỂUvii
    LỜI MỞ ĐẦU1
    Đặt vấn đề. 1
    Mục đích nghiên cứu. 3
    Phạm vi nghiên cứu. 3
    Phương pháp nghiên cứu. 3
    Kết cấu đề tài3
    NỘI DUNG5
    CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO5
    1.1 Giới thiệu sơ lược về Sacombank. 5
    1.1.1 Lịch sử hình thành. 5
    1.1.2 Thông tin về sacombank. 6
    1.1.2.1 Logo. 8
    1.1.2.2 Sứ mệnh. 8
    1.1.2.3 Tầm nhìn. 8
    1.1.2.4 Mạng lưới hoạt động. 8
    1.1.2.5 Năm giá trị cốt lõi9
    1.1.2.6 Các lợi thế tiên phong. 10
    1.1.2.7 Các giải pháp trọng tâm11
    1.1.2.8 Các móc son quan trọng. 11
    1.1.3 Lĩnh vực hoạt động. 13
    1.1.4 Cơ cấu tổ chức. 14
    1.2 Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo. 15
    1.2.1 Lịch sử hình thành Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo. 15
    1.2.2 Mạng lưới hoạt động. 16
    1.2.3 Các sản phẩm của Sacombank. 17
    1.2.3.1 Cá nhân. 17
    1.2.3.2 Doanh nghiệp:19
    1.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý. 20
    1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức. 20
    1.2.4.2 Cơ cấu tổ chức. 21
    1.2.4.3 Nhân sự.22
    Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo. 23
    1.3.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài23
    1.3.1.1 Môi trường chính trị, pháp lý. 23
    1.3.1.2 Môi trường kinh tế. 25
    1.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội26
    1.3.1.4 Môi trường công nghệ. 28
    1.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh. 31
    1.3.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong. 35
    1.3.2.1 Chiến lược. 35
    1.3.2.2 Thương hiệu. 37
    1.3.2.3 Sản phẩm38
    1.3.2.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự. 40
    1.3.3 Phân tích tình hình tài chính. 40
    1.3.3.1 Tình hình huy động vốn. 40
    1.3.3.2 Về hoạt động cho vay. 43
    1.3.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh. 46
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG , NHẬN XÉT VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK – CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO50
    2.1 Đánh giá chung. 50
    Weaks. 51
    Opportunities. 51
    Threats. 52
    2.2 Nhận xét và ý kiến đề xuất52
    2.2.1 Về nhân sự. 52
    2.2.2 Về sản phẩm53
    2.2.3 Về hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. 56
    2.2.4 Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ:57
    2.2.5 Xác định chính sách dịch vụ:58
    2.2.6 Xác định các tiêu chuẩn dịch vụ:59
    2.2.7 Quản lý và kiểm tra việc thực hiện chương trình dịch vụ. 60
    2.2.8 Cải thiện chất lượng dịch vụ:60
    2.2.9 Đảm bảo tối đa lợi ích của đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh. 61
    2.2.10 Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm61
    KẾT LUẬN63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO64

    DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
    @&?

    Biểu đồ 1.1*- Cơ cấu đội ngũ nhân viên của chi nhánh theo trình độ năm 2010
    Biểu đồ 1.2*- Thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh Hưng Đạo (2007– 2010)
    Biểu đồ 1.3* -Chi phí kinh doanh tại chi nhánh Hưng Đạo
























    DANH SÁCH BẢNG BIỂU
    @&?
    Bảng 1.1*- Mạng lưới hoạt động của Sacombank
    Bảng1.2*- Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam( 1999 - 2007)
    Bảng 1.3*-: Kế hoạch năm 2010 và một số mục tiêu định hướng chiến lược đến năm 2015
    Bảng1.4*- Tổng hợp các sản phẩm bán lẻ của chi nhánh Hưng Đạo
    Bảng 1.5*- Tình hình nguồn vốn tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo
    Bảng 1.6*- Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng (2008 – 2010)
    Bảng 1.7*- Tình hình huy động vốn phân loại theo kỳ hạn
    Bảng 1.8*- Tỷ trọng dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Bang1.9*- Dư nợ cho vay căn cứ vào thời gian cho vay
    Báng.10*- Dư nợ cho vay căn cứ vào đối tượng cho vay
    Bảng 1.11*- Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hưng Đạo (2007 – 2010 )



    LỜI MỞ ĐẦU

    v Đặt vấn đề

    Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế với những chỉ số kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng. Những đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam được coi là khâu đột phá, có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế như:
    Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;
    Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
    Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước;
    Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tác bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm;
    Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các qui định về bảo vệ môi trường.
    Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 39 NHTMCP, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 công ty tài chính và 13 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 53 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài.
    Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005.
    Các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng. Ngoài các loại hình nhận gửi với mức lãi suất linh động nhằm tạo ra nhiều gói dịch vụ tiền gửi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, các phương thức thanh toán cũng ngày càng trở nên đa dạng: séc, nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển tiền qua thẻ ATM, , việc cấp tín dụng cũng trở nên dễ dàng với các gói vay hấp dẫn kích thích nhu cầu sử dụng vốn cũng như đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau.
    Những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Cùng với cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng dần vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, điều này tạo ra cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong nước.
    v Mục đích nghiên cứu

    Trong quá trình học tập tại trường mỗi sinh viên được trang bị tương đối đầy đủ về lý thuyết các môn học, đây là một trong những hành trang không thể thiếu cho tương lai. Tuy nhiên, với lượng kiến thức tương đối đầy đủ này nhưng khi tiếp xúc những công việc thực tế thì chúng ta không khỏi bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực hành, nhiều câu hỏi và kiến thức mới sẽ xuất hiện. Nắm bắt được vấn đề đó nhà trường đã đưa thực tập trở thành một môn học bắt buộc với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Với mục đích giúp sinh viên tìm hiểu thực tế, áp dụng những kiến thức trong suốt quá trình học, nâng cao hiểu biết tạo nền tảng cho thành công trong tương lai.
    v Phạm vi nghiên cứu

    Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín, đặc biệt tại chi nhánh Hưng Đạo. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua bói cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay. Đánh giá và đưa ra kiến nghị
    v Phương pháp nghiên cứu

    Thu thập số liệu: các báo cáo và tài liệu tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo, thông tin trên trang wed: http://www.sacombank.com.vn và số liệu chi tiết tại Ngân hàng.
    Phương pháp: thống kê, diễn dịch, quy nạp.
    Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối chỉ tiêu dùng phân tích từ tài liệu có được. Từ đó đưa ra nhận xét, kết luận về hoạt động của Ngân hàng.

    v Kết cấu đề tài

    Bố cục của Báo cáo thực tập gồm có ba phần:
    Chương 1: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo

    Chương 2: Đánh giá chung và những kiến nghị về hoạt động kinh doanh của Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...