Luận Văn Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Truyền Thông & Du Lịch Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/9/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch, không chỉ ở cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử mà còn ở sự thân thiện của con người Việt Nam với những nụ cười như sinh ra để làm du lịch. Du lịch phát triển kéo theo hệ thống khách sạn cũng phát triển phục vụ cho nhu cầu lưu trú. Để tăng khả năng cạnh tranh thu hút khách, các nhà kinh doanh khách sạn cần phải tạo ra những sản phẩm độc đáo phong phú về chủng loại và tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế.
    Du lịch còn được coi là một sản phẩm của văn hoá, một công cụ để quảng bá về một đất nước, về một địa phương, về dân cư của nơi đến. Thông qua đó mọi người hiểu biết về nhau hơn, gần gũi và thân mật với nhau hơn mặc dù sống xa nhau một vòng trái đất. Như vậy du lịch đóng vai trò như đại xứ thiện chí giữa các nước, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
    Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chính sách đầu tư phát triển du lịch, “ngành công nghiệp không khói” này hằng năm đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho mỗi quốc gia, đóng góp tỷ trọng không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nhiều quốc gia đang phát triển có kế hoạch đẩy mạnh việc phát triển ngành công nghiệp này.
    Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam là rất lớn. Qua hệ thống đối tác tại 15 hội chợ quốc tế do SaiGontourist tham dự trong năm qua thì Việt Nam hiện đang được nhắc đến nhiều trên thị trường quốc tế.
    Trong năm 2012, Việt Nam sẽ có thêm khách từ các thị trường mới nhiều tiềm năng như: Nga, Đông Nam á, Đông và Nam Âu, Thổ Nhĩ Kì, Nam Phi, . Các hãng tàu biển du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều. Với sự xuất hiện nhiều hơn hệ thống lưu trú khách sạn, resort 5 sao, sân golf, trung tâm mua sắm, nhà hàng cao cấp . Cộng với việc tiếp thị, quảng bá của các nhà cung ứng dịch vụ này, Việt Nam bắt đầu có điều kiện tiếp cận và thu hút trực tiếp thị phần du khách cao cấp. Nhằm khai thác dòng khách cao cấp cả trong nước và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển hơn.
    Tuy nhiên, để đáp ứng cho sự tăng trưởng của dòng khách này, phát triển và cung ứng đồng bộ dịch vụ cao cấp trên cả nước đang là yêu cầu cấp thiết. Ngày nay, người Việt Nam đi du lịch ngày càng nhiều và họ chú trọng hơn đến chất lượng dịch vụ, bảo hiểm du lịch, quyền lợi của mình trong chuyến đi. Hoạt động kinh lữ hàng là một trong hai hoạt động chủ yếu của ngành du lịch. Vì vậy để đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển ngang tầm với du lịch quốc tế thì du lịch Việt Nam phải chú trọng đầu tư về mọi mặt: cơ sở vật chất , cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm du lịch . Trong đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải có những chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý. Để đánh giá sự phát triển của một công ty ta thường căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty đó.
    Trong quá trình thực tập tại công ty du lịch Hà Nội Media em nhận thấy trong du lịch hoạt động kinh doanh lữ hành là hoạt động đặc trưng nổi bật nhất. Vì vậy em chọn đề tài “Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Truyền Thông và Du Lịch Hà Nội Media” để hoàn thành khóa luận của mình. Do thời gian thực tập không nhiều nên không tránh khỏi thiếu xót.
    2. Đối tượng, mục đích , giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng: Thực trạng vấn đề kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Hà Nội Media.
    Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
    Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về tình hình kinh doanh lữ hành của công ty, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội Media. Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2007-2010 và tình hình phương hướng năm tới.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp điều tra và thu thập thông tin.
    Phương pháp phân tích: Nghiên cứu sách báo chuyên ngành, các báo cáo về thực trạng kinh doanh và tình hình phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty, từ đó rút ra các phương hướng, đề xuất.
    Phương pháp thống kê: Từ việc nghiên cứu chỉ tiêu giữa các năm, em sử dụng phương pháp thống kê so sánh về tỷ lệ phần trăm, để đưa ra các kết luận về tình hình kinh doanh du lịch của công ty.
    4. Lịch sử nghiên cứu.
    Trước đây ở công ty đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề như : Giải pháp nâng cao chất lượng quan lý đội ngũ lao động, Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch của công ty . Nhưng đề tài nghiên cứu về “Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Truyền Thông & Du Lịch Hà Nội Media” thì chưa thấy đề cập tới. Vì thế em quyết định chọn đề tài khá mới mẻ này làm báo cáo thực tập của mình.
    5. Kết cấu đề tài.
    Đề Tài: “Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty Cổ Phần Thương Mại Truyền Thông & Du Lịch Hà Nội Media” .
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lữ hành.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty Cổ Phần Thương Mại Truyền Thông & Du Lịch Hà Nội Media.
    Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội Media.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...