Luận Văn Thực trạng hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Theo xu thế chung của đất nước cũng như của tất cả các nước trên thế giới, Du lịch đã và đang là một ngành hoạt động vô cùng hiệu quả, nó gắn liền và mật thiết với các ngành kinh tế khác của mỗi quốc gia. Nó càng quan trọng hơn khi nền kinh tế đất nước ta trong thời mở cửa này, một thời kỳ cần có sự hợp tác và cùng phát triển của mỗi dân tộc. Ta có thể thấy rằng, từ khi Đảng và Nhà nước xác định Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến bộ quan trọng, và nhanh chóng trở thành một trong những ngành trọng điểm của quốc gia. Vì vậy, Du lịch của một quốc gia phát triển mạnh hay yếu nó phần nào đánh giá được chính sách kinh tế mở cửa của chính phủ quốc gia đó. Du lịch là cầu nối giữa các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau và tất yếu sẽ hợp tác với nhau, do vậy Du lịch luôn được mỗi Chính phủ quan tâm. Đặc biệt là cùng với sự tiến bộ không ngừng của Khoa học kỹ thuật, Văn hoá xã hội. Du lịch đã trở thành một trong những nhu cầu tất yếu của nhiều người, là nhu cầu giải trí lành mạnh vô cùng cần thiết của mỗi chúng ta.
    Ngoài thu nhập ngoại tệ, Du lịch còn thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển đồng bộ, tận dụng tiềm năng sẵn có hay giải quyết những gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, mà nhiều nước trong đó có Việt Nam đã coi Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “ không ống khói” trong chiến lược phát triển kinh tế. Du lịch phát triển dẫn tới cầu về Khách sạn cũng tăng theo, bởi Khách sạn luôn là nơi cung cấp các dịch vụ di chuyển, giải trí, lưu trú. Hiện nay, kinh doanh Khách sạn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển Du lịch chung. Trong mấy năm gần đây, các nhà Doanh nghiệp Du lịch luôn khai thác tiềm năng Du lịch, quảng bá, thu hút ngày càng nhiều thị trường khách, đặc biệt là khách quốc tế. Do đó phát triển kinh doanh phục vụ dịch vụ trong các nhà hàng Khách sạn là hết sức quan trọng, vì đây là yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng của ngành Du lịch.
    Em đã được thực tập tại Khách sạn trường, sau đây là một số báo cáo và ý kiến riêng em về tình hình hoạt động kinh doanh ăn uống nói riêng cũng như thực trạng trong hoạt động của Khách sạn nói chung.
    1. Lý do chọn đề tài:
    Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh Khách sạn hiện nay, với chất lượng phục vụ trong Khách sạn cần được tiến bộ hơn nữa, đặc biệt là phục vụ trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, nó cần được phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những mặt khiếm khuyết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Bổ sung cho mình những kiến thức và hiểu biết về thực tiễn phong phú trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn phần nào đóng góp ý kiến nhỏ bé trong tình hình kinh doanh Khách sạn hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    Kinh doanh ăn uống là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi khách sạn . Nó ngày càng quan trọng trong hoạt động Du lịch nói chung, chính vì vậy ta càng phải quan tâm và thúc đẩy mạnh hơn nữa về quy mô chất lượng không chỉ ở trong Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Với một số phương pháp nghiên cứu sau, em mong rằng phần nào nói lên được hiện trạng tình hình kinh doanh trong Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nói riêng cũng như tình hình hoạt động Du lịch nước nhà hiện nay.
    5. Bố cục
    Với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ngoài lời nói đầu và phần kết luận, kết cấu gồm các chương.
    Phần I. Giới thiệu chung về Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
    I. Khái quát chung về Du lịch và Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
    II. Lịch sử phát triển của Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
    Phần II. Thực trạng hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
    1. Thực trạng hoạt động kinh doanh toàn Khách sạn .
    2. Cơ cấu tổ chức tại bộ phận nhà hàng khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
    3. Trình độ nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ của bộ phận ăn uống.
    4. Thuận lợi và khó khăn của bộ phận phục vụ ăn uống.
    5. Định hướng phát triển của Khách sạn trong thời gian tới.
    Phần III. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại Nhà hàng - Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
    1. Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại Nhà hàng – Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
    2. Kiến nghị một số ý kiến.

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN . 4
    II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4
    1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
    1.1. Giai đoạn khu chuyên gia Xuân Đỉnh thuộc Cục chuyên gia ( 1974 – 1987) 5
    1.2. Giai đoạn trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội, từ năm 1987 đến năm 1995 ( Khách sạn Hoàng Long). 5
    1.3. Giai đoạn trực thuộc trường THNVDL Hà Nội ( khách sạn trường). 6
    2. Vị trí và quy mô khách sạn. 8
    2.1. Vị trí 8
    2.2. Quy mô khách sạn. 8
    3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn. 8
    3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn. 8
    3.2. chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. 9
    4. Trình độ lao động của đội ngũ nhân viên trong khách sạn 12
    5. Đặc điểm nguồn khách trong khách sạn. 14
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN 15
    1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TOÀN KHÁCH SẠN 15
    1.1. Số lượng và đặc điểm về cơ cấu khách của khách sạn 15
    1.2. Doanh thu hàng năm của khách sạn. 16
    2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRƯỜNG. 18
    2.1. Nhà hàng – khách sạn. 18
    2.2. Cơ sở vật chất bộ phận kinh doanh ăn uống tại khách sạn Trường. 18
    2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ phận bàn bar. 19
    3. TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN ĂN UỐNG. 20
    4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN BỘ PHẬN PHỤC VỤ ĂN UỐNG 21
    4.1. Thuận lợi 21
    4.2. Khó khăn 22
    5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 22
    CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG –KHÁCH SẠN TRƯỜNG. 23
    1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN TRƯỜNG. 23
    1.1. Đào tạo lại đội ngũ nhân viên 23
    1.2. Cải thiện điều kiện sống cho nhân viên. 23
    2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ Ý KIẾN 23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...