Luận Văn Thực trạng hoạt động huy động vốn và những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng th

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ thống các ngân hàng thương mại luôn là nhóm trung gian tài chính lớn nhất và cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất dù ở quốc gia nào. Tại Việt Nam, hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của mình khi có những đóng góp to lớn trong suốt tiến trình đổi mới đất nước, chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp để trở thành một nền kinh tế công nghiệp tiên tiến. Thông qua các chức năng quan trọng như trung gian thanh toán, trung gian tín dụng các ngân hàng đã có những đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt từ đó góp phần làm tăng thêm của cải cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đặc biệt với chức năng tập trung vốn của nền kinh tế, ngân hàng sẽ huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, từ đó cung ứng vốn để đảm bảo cho mọi quá trình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân được thực hiện liên tục, quy mô sản xuất được mở rộng, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do vậy huy động vốn là chức năng quan trọng nhất của một ngân hàng thương mại, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với kinh tế quốc tế. Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Tuy nhiên, mở cửa thị trường tài chính cũng sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, các ngân hàng thương mại trong nước vì thế sẽ tăng dần áp lực cạnh tranh và cả rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế. Tăng cường huy động vốn sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn, vì vậy vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn trở nên vô cùng thiết thực và cấp bách. Trước thực tiễn như vậy, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng hoạt động huy động vốn và những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình.


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    DANH SÁCH BẢNG BIỂU
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    I.KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 1
    1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1
    1.1 Vốn chủ sở hữu 1
    1.1.1 Vốn chủ sở hữu cấp I 2
    1.1.2 Vốn chủ sở hữu cấp II . 2
    1.1.3 Vốn khác 3
    1.2 Vốn huy động . 3
    1.3 Vốn đi vay . 4
    1.3.1 Vay NHTW 4
    1.3.2 Vay trên thị trường liên ngân hàng 4
    1.4 Vốn tiếp nhận và vốn khác . 5
    2. Huy động vốn . 5
    2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi 6
    2.1.1 Huy động qua tài khoản tiền gửi 6
    2.1.2 Huy động qua tiền gửi tiết kiệm 7
    2.2 Huy động qua phát hành giấy tờ có giá . 8
    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại 9
    3.1 Yếu tố khách quan 9
    3.1.1 Pháp luật, chính sách của Nhà nước 9
    3.1.2 Tình hình kinh tế chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước 9
    3.1.3 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền 10
    3.2 Yếu tố chủ quan 11
    3.2.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng 11
    3.2.2 Năng lực và trình độ cán bộ Ngân hàng . 11
    3.2.3 Uy tín của ngân hàng . 12
    3.2.4 Hạ tầng cơ sở và trình độ công nghệ ngân hàng 12
    3.2.5 Các hoạt động marketing ngân hàng 12
    4. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại . 13
    4.1 Đối với người gửi tiền . 13
    4.2 Đối với ngân hàng 13
    4.3 Đối với nền kinh tế 13

    II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI. 15
    1. Khái quát về ngân hàng TMCP Hàng Hải 15
    1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 15
    1.1.1 Lịch sử thành lập . 15
    1.1.2 Quá trình phát triển . 15
    1.2 Giới thiệu chung về Ngân hàng . 16
    1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 16
    1.2.2 Tôn chỉ phát triển 16
    1.2.3 Tầm nhìn của Ngân hàng . 16
    1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 17
    1.4 Tình hình tài chính của Ngân hàng 19
    1.5 Kết quả hoạt động những năm qua 19
    2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hàng Hải . 21
    2.1 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư 21
    2.1.1 Sản phẩm huy động . 21
    2.1.2 Phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại . 23
    2.1.3 Phát triển mạng lưới hệ thống chi nhánh 23
    2.2 Huy động vốn từ tổ chức tín dụng và định chế tài chính . 24
    2.2.1 Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 24
    2.2.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá 27
    3. Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng . 30
    3.1 Kết quả huy động vốn theo cơ cấu 30
    3.2 Kết quả huy động vốn theo sản phẩm . 32
    3.3 Kết quả huy động vốn theo loại tiền . 32
    3.4 Kết quả huy động vốn theo kì hạn . 33
    3.5 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2008-2010 . 34
    4. Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng 35
    4.1 Những thành quả đạt được . 35
    4.1.1 So với kế hoạch Ngân hàng 35
    4.1.2 So với chỉ tiêu của ngành Ngân hàng . 36
    4.2 Những hạn chế còn tồn tại . 36
    4.3 Nguyên nhân của những hạn chế . 38
    4.3.1 Nguyên nhân khách quan của nền kinh tế 38
    4.3 2 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng . 39

    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI . 41
    1. Từ phía Ngân hàng : Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới . 41
    2. Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng . 43
    2.1 Xây dựng sản phẩm tiền gửi kỳ hạn phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng . 43
    2.2 Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng 43
    2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động không chỉ trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài 44
    2.4 Chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp 44
    2.5 Gia tăng tiện ích và tính chất của sản phẩm huy động . 45
    2.6 Hạn chế dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn 45
    2.7 Một số giải pháp khác 45
    3. Kiến nghị 45
    3.1 Kiến nghị đối với NHNN 46
    3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ . 46
    KẾT LUẬN . 48
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...