Chuyên Đề Thực trạng hoạt động của dịch vụ logistics của Việt nam trong điệu kiện hội nhập WTO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian thưc hiện: 01/2010


    Ðề tài: Thực trạng hoạt động của dịch vụ logistics của Việt nam trong điệu kiện hội nhập WTO


    LỜI MỞ ĐẦU​


    Cùng với đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện Việt nam gia nhập WTO, ngành giao nhận ngoại thương cũng đang trên bước đường hội nhập với ngành giao nhận thế giới. Một trong những bước phát triển lớn trong hoạt động giao nhận vận tải hiện đại là hoạt động Logistics. Trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước, điển hình như các nước Tây Âu, Mỹ, tiếp sau đó là Singapore, Đài Loan, Tại Việt Nam các công ty giao nhận hàng đầu thế giới đã có mặt và cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu. Trong khi đó các công ty giao nhận Việt Nam dù là những tổng công ty lớn mạnh nhất cũng chưa có một Công ty nào hoạt động trong lĩnh vực Logistics theo đúng nghĩa của nó. Theo từng bước của tiến trình hội nhập, các hàng rào bảo hộ dần dần được dỡ bỏ, thị trường giao nhận vận tải ngoại thương ở Việt nam vốn đã cạnh tranh gay gắt sẽ ngày càng gay gắt hơn. Các công ty Logistics nước ngoài với công nghệ vượt trội chắc chắn sẽ chiếm ưu thế hơn so với hoạt động giao nhận truyền thống của các công ty trong nước. Nếu không có sự thay đổi trong hoạt động giao nhận, các công ty giao nhận Việt Nam sẽ thất thế ngay trên thị trường của chính mình.

    Chính vì tầm quan trọng trên của hoạt động Logistics, tác giả đã chọn môn học “Quản trị Logistics” là chuyên đề nghiên cứu.

    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Logistics trong các Công ty giao nhận của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO để từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam.

    Thông qua đề tài, tác giả cũng mong đóng góp những ý kiến của mình để môn học này ngày càng được cải thiện tốt hơn, trở nên hữu ích hơn với những thế hệ sinh viên tiếp theo của khoa Quản trị kinh doanh.

    Đề tài được trình bày gồm 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Logistics.

    Chương 2: Thực trạng hoạt động của dịch vụ logistics của Việt nam trong điệu kiện hội nhập WTO.

    Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...