Chuyên Đề Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2. Lý do chọn đề tài
    Mặt hàng thủy sản được xác định là ngành hàng có thế mạnh nhất của tỉnh, đóng góp 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.Trong nhiều năm qua ngành thủy sản Kiên Giang liên tục phát triển và đứng đầu cả nước về sản lượng xuất khẩu thủy sản thân mềm. Tuy nhiên do Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh mới với các đối trọng nước ngoài mạnh về vốn, thị trường và kinh nghiệm quản lý. Sự thua kiện trong việc bán phá giá cá da trơn và tôm vào thị trường Mỹ, sự biến động thất thường của sản lượng nuôi trồng do yếu tố môi trường tác động. Đặc biệt Kiên Giang nằm xa thành phố Hồ Chí Minh nên việc giao tiếp khách hàng còn nhiều hạn chế.

    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mục tiêu chung
    Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
    - Mục tiêu cụ thể
    +Phân tích các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản;
    + Phân tích các nhân tố bên trong tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản;
    + Đề xuất các giải pháp để phát huy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập WTO.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
    - Thời gian thực hiện 6 tháng đầu năm 2007.
    - Các doanh nghiệp thu mua, nuôi trồng và khai thác, đánh bắt không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

    1.5. Phương pháp nghiên cứu
    1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
    - Dữ liệu thứ cấp:
    Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo về thị trường xuất khẩu, tạp chí, bản tin, báo cáo của Cục thống kê và Internet.
    - Dữ liệu sơ cấp:
    Thu thập từ 100 mẫu ý kiến đánh giá của Ban lãnh đạo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Kiên Giang, các chuyên viên của Sở Thủy sản, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Thương mại tỉnh Kiên Giang,
    1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
    Mô hình sử dụng trong đề tài:
    - Sử dụng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE)
    - Ma trận đánh giá yếu tố bên trong (IFE)
    1.6. Cấu trúc của đề tài
    Đề tài được cấu trúc thành 6 chương
    1.7. Tóm tắt chương 1
    Trình bày các đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Kiên Giang làm cơ sở để chọn đề tài nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát và từng mục tiêu cụ thể của đề tài; Phạm vi và phương pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...