Báo Cáo Thực trạng hoạt động cai nghiện ma túy và vận dụng kỹ năng công tác xã hội cá nhân trong việc trị li

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập khoa công tác xã hội trường đại học Lao Động xã hội bài nộp ngày 26/03/2012

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trải qua nhiều năm đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, Việt Nam đã từng bước đạt được những thành tựu đáng kể về mọi mặt trong đó phải kể đến là sự phát triển nhanh của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu chịu nhiều hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh xâm lược, toàn Đảng và toàn Dân ta đồng lòng bắt tay vào công cuộc đổi mới và đã đạt được những kết quả nhất định.
    Đến năm 2010, chúng ta cơ bản đã thoát khỏi nước nghèo và trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh. Mạng lưới An sinh xã hội và Phúc lợi xã hội hoạt động ngày càng có hiệu quả thiết thực đặc biệt là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Vì thế, trong những năm qua cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm tới việc thực hiện tốt các chính sách xã hội đặc biệt là chính sách ưu đãi xã hội, chính sách cứu trợ xã hội. Bên cạnh sự phát triển nhanh của nền kinh tế, chúng ta còn phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa, sự phát triển và ổn định của xã hội như lạm phát tăng cao, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
    Trong những năm qua, tình hình tệ nạn ma túy trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, ma túy cùng các tệ nạn khác đang trở thành một thách thức, xã hội đang đứng trước nguy cơ mất đi một bộ phận của thế hệ trẻ. Cuộc đấu tranh phòng chống ma túy đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Trước tình hình đó, công tác cai nghiện là một trong các giải pháp quan trọng góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy.
    Qua thời gian học tập, thực tập nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I. Là một sinh viên khoa Công Tác Xã Hội, một nhân viên xã hội trong tương lai em thấy bản thân mình cần nhận thức được các vấn đề bức xúc của tệ nạn xã hội. Đây là một công việc rất khó khăn, tuy nhiên em cũng hy vọng rằng việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp em tìm ra nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho công tác của mình. Từ đó, em đã chọn đề tài “ Thực trạng hoạt động cai nghiện ma túy và vận dụng kỹ năng công tác xã hội cá nhân trong việc trị liệu tâm lý cho đối tượng nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I xã Yên Bài-huyện Ba Vì-thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần chính:
    I. Khái quát đặc điểm tình hình chung của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I xã Yên Bài - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
    II. Thực trạng, kết quả hoạt động cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I xã Yên Bài - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
    III. Vận dụng các thái độ và kỹ năng Công tác xã hội trong giao tiếp tại cơ sở và trợ giúp đối tượng.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ I XÃ YÊN BÀI - HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3
    1. Đặc điểm, tình hình chung. 3
    1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện chính sách an sinh xã hội. 3
    1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I. 4
    1.2.1. Quá trình thành lập Trung tâm 4
    1.2.2. Thành tích thi đua khen thưởng trong 15 năm xây dựng và trưởng thành 1997 – 2012. 5
    1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy. 5
    1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 5
    1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy. 7
    1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động. 8
    1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 9
    1.5.1. Điều kiện làm việc. 9
    1.5.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động An sinh xã hội 10
    1.6. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên. 10
    1.7. Các cơ quan, đối tác tài trợ của Trung tâm 13
    2. Thuận lợi và khó khăn. 13
    2.1. Thuận lợi 13
    2.2. Khó khăn. 14
    II. THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ I XÃ YÊN BÀI – HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15
    1. Quy mô, cơ cấu đối tượng. 15
    1.1. Quy mô. 15
    1.2. Cơ cấu đối tượng. 16
    1.3. Một số đặc điểm công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm 17
    1.3.1. Đối với người nghiện ma túy. 17
    1.3.2. Đối với hoạt động cai nghiện ma túy. 18
    2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng. 20
    2.1. Đối với học viên nghiện ma túy bị cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào Trung tâm 21
    2.1. Đối với học viên nghiện ma túy bị cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào Trung tâm 22
    2.2. Đối với thủ tục, hồ sơ của người nghiện ma túy tự nguyện vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I để cai nghiện gồm: 22
    3. Tình hình thực hiện chính sách của Nhà Nước và quy định của địa phương. 23
    4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng. 24
    4.1. Các giai đoạn chữa trị cho học viên tại Trung tâm 24
    4.2. Các hoạt động. 25
    4.2.1. Hoạt động Y tế chữa trị 25
    4.2.2. Hoạt động giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi nhân cách. 26
    4.2.3. Dạy nghề và lao động trị liệu cho học viên. 28
    4.2.4. Công tác phục vụ. 29
    5. Nguồn lực thực hiện. 30
    5.1. Nguồn lực từ phía Nhà Nước cấp. 30
    5.2. Nguồn lực từ phía học viên và gia đình học viên. 30
    5.3. Nguồn lực khác. 30
    6. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách An sinh xã hội 30
    6.1. Những tồn tại, vướng mắc. 30
    6.2. Nguyên nhân. 31
    6.3. Hướng giải quyết 31
    III. VẬN DỤNG CÁC THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIAO TIẾP TẠI CƠ SỞ VÀ TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG 32
    1. Thái độ và kỹ năng giao tiếp với cán bộ cơ sở. 32
    PHÚC TRÌNH 33
    * Phúc trình lần 1. 33
    2. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng. 35
    2.1.Mô tả ca. 35
    2.1.1. Hoàn cảnh của thân chủ. 35
    2.1.2 Mô tả vấn đề mà thân chủ gặp phải. 36
    2.2. Các công cụ sử dụng trong làm việc với thân chủ. 37
    2.3. Lập bảng kế hoạch hoạt động. 42
    2.4. Phúc trình: 45
    Phúc trình lần I: 45
    Phúc trình lần II : 47
    Phúc trình lần III. 50
    Phúc trình lần IV 53
    Phúc trình lần V: 55
    2.5. Lượng giá. 58
    2.5.1. Đối với thân chủ. 58
    2.5.2. Về phía nhân viên xã hội 59
    2.6. Bài học kinh nghiệm 59
    2.7. Những khó khăn trở ngại gặp phải và kiến nghị của cá nhân. 60
    2.7.1. Những khó khăn gặp phải 60
    2.7.2. Kiến nghị của các nhân. 60
    KẾT LUẬN 62
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...