Luận Văn Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

    Chương 2


    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
    ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI


    Các vấn đề trong chương:
    - Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội.
    - Các quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng .
    - Những vấn đề tồn tại và khó khăn.
    I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
    1. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội
    Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội được thành lập ngày 27/5/1957 là một trong những chi nhánh lớn trong tổng số 61 chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh, thành phố của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.Các mốc phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng là các mốc phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội.
    Ngày 26/4/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính đã đánh dấu một bước đổi mới đầu tiên trong cơ chế quản lý vốn đầu tư của Nhà nước. Thời kỳ quản lý vốn theo kiểu thực thanh, thực chi đã chấm dứt và chuyển sang thực hiện đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo kế hoạch Nhà nước. Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn trong phạm vi còn rất nhỏ hẹp do chính phủ duyệt.
    Ngày 24/6/1981, Chính phủ ra quyết định 259-CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam sang Ngân hàng Nhà nước và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với các nhiệm vụ mới:
    - Cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không thuộc ngân sách Nhà nước cấp hoặc vốn tự có không đủ song song với cấp vốn thanh toán các công trình thuộc Ngân sách Nhà nước.
    - Cho vay vốn lưu động với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản .
    Trong thời kỳ này tín dụng đã bắt đầu phát triển song còn nhỏ bé. Ngân hàng phục vụ mục tiêu chính trị là chủ yếu, chưa chuyển sang kinh doanh thực sự.
    Từ 11/4/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và được đổi mới căn bản toàn diện, hoạt động tiền tệ tín dụng, thực hiện kinh doanh theo mô hình kinh doanh đa năng tổng hợp.
    Theo quyết định số 293/QĐ- NH 9 ngày 18/11/1994 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thì “Ngân hàng Đầu tư và phát triển được phép thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại quy định tại pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính và theo điều lệ mới của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt”
    Từ năm 1995, lĩnh vực cấp phát vốn đầu tư chuyển nhiệm vụ cấp phát sang Tổng Cục Đầu tư và phát triển và Ngân hàng Đầu tư và phát triển được tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước.
    Năm 1995 là một năm hết sức khó khăn cho cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển nhưng cũng chính là một năm đáng tự hào của ngân hàng. Bước sang kinh doanh thương mại trong điều kiện gần như toàn bộ nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển đã chuyển sang cục đầu tư , ngân hàng đã đứng vững và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong các năm 1996,1997,1998.
    Sự chuyển biến của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội nói riêng thể hiện sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo xu hướng phù hợp với các hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đó là xu hướng phá vỡ dần bức tường ngăn cách của kinh doanh theo lĩnh vực chuyên doanh, đa năng hoá hoạt động ngân hàng và giảm bớt vai trò của một ngân hàng chính sách trong nền kinh tế.
    * Các nghiệp vụ chủ yếu Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội đang thực hiện là:
    - Huy động vốn từ các nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiết kiệm của dân cư.
    - Nguồn vốn ODA, nguồn SWIT .



     
Đang tải...