Luận Văn Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng công thương cầu giấy.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY.

    CHƯƠNG 2.
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
    TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY.


    2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY.
    2.1.1 Khái quát về quá trình hoạt động .
    Năm 2001 là năm mở đầu của thiên niên kỷ mới , năm có nhiều ý nghĩa lịch sử trọng đại , năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX, thực hiện kế hoạch 5 năm (2001_2005 ) của Đảng và Nhà nước.
    Hoà nhập vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước , để phục vụ sự phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô , ngày 2722001 được sự phê duyệt của thống đốc Ngân hàng nhà nước , sự nhất trí của UBND thành phố Hà nội và của các cấp các ngành liên quan , Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương việt nam đã có quyết định số 018/QĐ-HĐBT/NHCT1 thành lập chi nhánh Ngân hàng công thương cầu giấy.
    Ngân hàng công thương cầu giấy là một ngân hàng thương mại quốc doanh , là đơn vị ngân hàng cấp 1 trực thuộc Ngân hàng công thương việt nam . Ngân hàng công thương cầu giấy được thành lập vào ngày 20- 3 -2001, có trụ sở chính tại 117Ađường Hoàng Quốc Việt , quận Cầu giấy thành phố Hà nội .
    NHCT cầu giấy thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng , dịch vụ ngân hàng và kinh doanh ngoại hối với phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà nội và quận Cầu giấy,
    Trải qua 4 năm hoạt động , hiện nay ngân hàng có độ phát triển tương đối nhanh và toàn diện , với quy mô gần đầy đủ các phòng ban chức năng theo quy định của NHCTVN với số nhân sự là 169 cán bộ công nhân viên. Đây là bước đầu cho một ngân hàng phát triển sau này.
    Hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống các NHTM có thể nói là rất nổi bật , luôn đổi mới và trở thành trung tâm thực sự của nền kinh tế, NHCT khu vực Cầu giấy đã và đang tìm ra hướng đi thích hợp cho riêng mình . Và hướng đi đó trươc hết phải đảm bảo 2 yếu tố : an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.
    2.1.2 Phạm vi hoạt động và đối tượng khách hàng .
    Đóng trên địa bàn quận Cầu giấy_ một quận nằm xa trung tâm thành phố, kinh tế phát triển chưa mạnh , các đơn vị kinh tế không nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn . Do vậy hoạt động của NHCT Cầu giấy bước đầu đã gặp phải không ít những khó khăn, hợp lý. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.
    2.1.3. Phạm vi hoạt động và đối tượng kế hoạch
    Đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy - một quận nằm xa trung tâm thành phố, kinh tế phát triển chưa mạnh, các đơn vị kinh tế không nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn. Do vậy hoạt động của Ngân hàng Công thương Cầu Giấy bước đầu đã gặp phải không ít những khó khăn.
    Nhưng ngược lại thì Quận Cầu Giấy lại là một quận mới được thành lập, dân cư ngày càng tăng nhanh do quá trình đô thị hoá, với cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp và thương nghiệp. Địa bàn hoạt động rộng, dân cư đông là thị trường cung cấp vốn cho Ngân hàng vô cùng thuận lợi và tràn đầy tiềm năng. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước thành phố, ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam, thường trực quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy và các cấp, các ngành của thành phố và địa phương, với sự phấn đấu nỗ lực, quyết tâm của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên hoạt động kinh tế của Ngân hàng đã luôn đạt kết quả cao trong những năm qua.
    Cũng như hầu hết các Ngân hàng quốc doanh khác, kế hoạch của Ngân hàng Công thương Cầu Giấy chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu về lĩnh vực xây dựng, công nghiệp vận tải . Việc ưu tiên này là xuất phát từ đặc điểm kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước thường nắm giữ những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Ngân hàng cũng có những biện pháp để cải tiến tổ chức và cơ cấu hoạt động linh hoạt đảm bảo phục vụ kế hoạch nhanh chóng và thuận lợi, nắm vững và vận dụng chính sách ưu đãi kế hoạch mềm dẻo trong khuôn khổ cho phép, khai thác triệt để các hình thức. Huy động vốn để thoả mãn mọi nhu cầu thanh toán và vay vốn của kế hoạch.
    Thị trường cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và thu hút thêm nhiều người kế hoạch. Các tổ cho vay ngoài quốc doanh của Ngân hàng đã len lỏi tới mọi địa bàn của thành phố.
    Tính đến ngày 31/12/2004, tổng số kế hoạch mở tài khoản tại chi nhánh là 892 kế hoạch, tăng 64 khách hàng so với thời điểm 31/12/2003, trong đó có 433 khách hàng là các tổ chức kinh tế và 459 khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và cá thể.
    Trong những năm qua, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Cầu Giấy cho thấy Ngân hàng Công thương là một chi nhánh trong hệ thống HHCTVN đã tìm ra hướng đi đúng đắn, phát triển bền vững đem lại hiệu quả kinh doanh cao góp phần vào sự phát triển của kinh tế thủ đô và nâng cao mọi mặt hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
    2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng
    2.1.4.1. Công tác huy động vốn
    Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có một quĩ tiết kiệm với tổng nguồn vốn huy động là 128,797 tỷ đồng, không đáp ứng được nhu cầu vốn hoạt động. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho chi nhánh là phải đẩy mạnh công tác huy động vốn. Bằng việc đưa thêm các quĩ tiết kiệm, với thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn, chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động phong phú. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, kết quả nguồn vốn của chi nhánh tăng đều qua các năm thể hiện:
    Năm 2001: Tổng nguồn vốn huy động đạt 375.992 triệu đồng, tăng gấp 3 lần khi mới thành lập 20/3/2003. Năm 2002 con số này đạt 648 tỷ đồng (tốc độ tăng 72%). Đến 31/12/2003 đạt 1.348 tỷ đồng; tăng 700 tỷ so với 2002 (tốc độ tăng trưởng 108%, đạt 121,4% kế hoạch năm 2003. Song đến năm 2004 do gặp phải nhiều khó khăn, nguồn vốn của Ngân hàng vẫn tăng song thấp: đạt 1400 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng so với 31/12/2003, tốc độ tăng trưởng 3,9%, đạt 9,4% kế hoạch năm. Như vậy nguồn vốn huy động năm 2004 có tăng so với năm 2003 nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu đặt ra do: Lãi suất tiền gửi không đủ bù đắp lạm phát gây ảnh hưởng tới tâm lý của người tiêu dùng. Muốn đầu tư vào lĩnh vực khác sinh lợi hơn, lãi suất huy động tiền gửi thấp hơn so với hệ thống Ngân hàng khác và tình hình huy động của Ngân hàng Công thương chưa hấp dẫn, đa dạng .
    Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Trong các năm đều có sự tăng trưởng cả về loại tiền gửi VNĐ và ngoại tệ, do đó luôn đáp ứng được nhu cầu vay nội ngoại tệ của các doanh nghiệp. Đặc biệt huy động trong năm 2003 tăng mạnh của VNĐ lẫn ngoại tệ; cụ thể VHĐVNĐ đạt 802 tỷ đồng tăng 77% so 2002; vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 546 tỷ tăng 18% so 2002; nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế tăng đáng kể 218%. Mặc dù chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng, đặc biệt về lãi suất, song nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, đặc biệt về lãi suất, song nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, đặc biệt về lãi suất, song nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng cao. Trong các đợt phát hành, kỳ phiếu về tiết kiệm dự thưởng, chi nhánh đều vượt chỉ tiêu kế hoạch NHCTVN giao và được NHCT khen thưởng. Mức tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2003 là 108% trong khi đó tốc độ tăng trưởng, nguồn vốn huy động của toàn hệ thống Ngân hàng Công thương năm 2003 là 17%. Nhưng sang đến năm 2004 thì vốn huy động VNĐ đạt 861 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so 2003 còn vốn huy động ngoại tệ qui VNĐ đạt 539 tỷ đồng, giảm 7 tỷ so 2003.
    2.1.4.2. Công tác sử dụng vốn
    Quán triệt phương châm và mục tiêu của Ngân hàng Công thương Việt Nam đề ra là "phát triển an toàn, hiệu quả". Vì vậy trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh liên tục được phát triển qua các năm. Thể hiện
    * Dư nợ cho vay và đầu tư
    Trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư liên tục tăng qua các năm. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2001 đạt 700.460 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với khi mới thành lập (tăng 492.512 triệu đồng). Song năm 2002, con số này đạt 1230 tỷ đồng, tăng 533 tỷ so với 2001, (tốc độ tăng 76%). Sang đến năm 2003 con số này có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đạt 1272 tỷ đồng (tốc độ tăng 6,5%). Đó là do thực hiện chủ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ khách hàng, chỉ đầu tư cho những khách hàng đáp ứng đầy đủ các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh như: Công ty Gốm Xuân Hoà, công ty hoá dầu, Tổng công ty xây dựng Thăng Long .
    Đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính. Yếu kém sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp chi nhánh chỉ đạo tập trung thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn mới phát sinh. Trong năm này thì nợ quá hạn phát sinh là 81,2 tỷ đồng, và thu được nợ quá hạn 47,2 tỷ. Bên cạnh việc đầu tư ngắn hạn thì chi nhánh thẩm định đầu tư kịp thời các dự án khả thi như: Dự án đầu tư thiết bị chuyên dùng và máy móc của công ty May Chiến Thắng: 3,3, tỷ đồng, hệ thống lọc nước cho công ty cổ phần Thăng Long. Các dự án cho vay đều phát huy hiệu quả. Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện giải ngân 15% giá trị hợp đồng đồng tài trợ (chi nhánh được NHCTVN chỉ định là Ngân hàng đầu mối) dự án "đối với hơn 2.1. Mở rộng Nhà máy điện Phú Mỹ" cho tổng Công ty điện lực Việt Nam.
    Cho vay thành phần kinh tế khác được chi nhánh đặc biệt quan tâm, đi sâu nghiên cứu thị trường và khách hàng, chọn lựa phương án khả thi có tài sản đảm bảo kết quả cho vay ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể chiếm 37% tổng dư nợ.
    Tiếp tục thực hiện kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, năm 2004, các khoản cho vay và đầu tư đạt 1280 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế: 1278 tỷ đồng chiếm 8 tỷ đồng so với năm 2003, đạt 103% kế hoạch năm 2004. Trong đó cho vay VNĐ: 1023 tỷ đồng, chiếm 80% tổng dư nợ, đạt 97% (giảm 20 tỷ đồng), cho vay ngoại tệ qui VNĐ, 255 tỷ đồng, đạt 142% kế hoạch, tăng 28 tỷ đồng.
    Chi nhánh cũng tập trung đầu tư một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh như Tổng công ty ô tô Việt Nam (27 tỷ đồng); Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà (44 tỷ đồng); công ty cơ khí xây lắp điện và phát triển hạ tầng (28 tỷ), tiếp tục thực hiện giải ngân dự án Điện Phú Mỹ (47 tỷ đồng) mà chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy làm đầu mối. Đồng thời thực hiện thu nợ đối với những đơn vị có tình hình tài chính yếu kém như: Công ty Tinh Dầu (17 tỷ đồng); tập trung thu nợ đối với một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vốn thanh toán chậm, công nợ phải thu lớn; Công ty cầu 12 (-32 tỷ), công ty Bê tông Hà Nội (-27 tỷ đồng); tổng công ty xây dựng Thăng Long (-13 tỷ)
    Cũng theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương nâng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ, cơ cấu cho vay đối với nền kinh tế của chi nhánh đã có những chuyển dịch nhất định:
    Cho vay ngắn hạn: 925 tỷ đồng, giảm 3 tỷ so 2003 (928 tỷ), chiếm72% tổng dư nợ cho vay trung dài hạn: 353 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng (năm 2003: 342 tỷ đồng), chiếm 25% tổng dư nợ: Các dự án cho vay trung dài hạn đều phát huy hiệu quả góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, tuy tỷ trọng trung dài hạn đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ chung của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phân theo khu vực kinh tế cho vay ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể chiếm 44% tổng dư nợ, tăng 7% so 2003; cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm 56% tổng dư nợ, cho vay thành phần kinh tế khác cũng đặc biệt được quan tâm đi sâu nghiên cứu thị trường và khách hàng, chọn lọc phương án khả thi có tài sản đảm bảo để đầu tư cho vay. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo tăng 10% so với 2003.
    Dư nợ quá hạn trong năm: 73,8 tỷ đồng, tăng 39,6 tỷ so năm 2003, chiếm 5,8% tổng dư nợ: nợ khó đòi: 24,6%; nợ gia hạn của chi nhánh 108 tỷ đồng chiếm 8,4% tổng dư nợ chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. Nợ quá hạn và nợ gia hạn tại chi nhánh phát sinh, chủ yếu là do Ngân sách Nhà nước chưa thanh toán cho các đơn vị xây dựng cơ bản, số tiền bảo lãnh công trình lớn: các đơn vị kinh tế quốc doanh hoạt động phụ thuộc vào vốn vay Ngân hàng, khi bộc lộ những hạn chế Ngân hàng thận trọng hơn trong quá trình giải ngân, các đơn vị không đủ vốn luân chuyển dẫn đến nợ quá hạn và rất khó giảm thấp dư nợ. Mặt khác với chương trình quản lý của Nhà nước, chỉ chậm trả lãi một kỳ, một khế ước là toàn bộ dư nợ hợp đồng tín dụng chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó thì nhiều đơn vị báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình của đơn vị, chất lượng thẩm định của Ngân hàng còn hạn chế, .
    * Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng.
    - Công tác thanh toán



     
Đang tải...