Tiểu Luận thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Cty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh TM quốc tế


    MỤC LỤC​

    CHƯƠNG I:NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DN



    1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn trong sản xuất kinh doanh của DN

    1.1.1 Khái niệm vốn:

    Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được, chính vì vậy người ta thường nói vốn là chìa khoá để mở rộng và phát triển kinh doanh.

    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ và tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu doanh nghiệp mà quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng trong mức độ cho phép. Trong bình diện tài chính, mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp được thể hiện ở khâu thành lập doanh nghiệp , trong chu kì kinh doanh và khi phải đầu tư thêm. Giai đoạn nào doanh nghiệp cũng có nhu cầu về vốn.

    Trước hết vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp . Về phía nhà nước, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùng hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanh nghiệp có tồn tại trong tương lai được không và trên cơ sở đó, sẽ cấp hay không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về phía doanh nghiệp , vốn điều lệ sẽ là nền móng cho doanh nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của doanh nghiệp trong hiện tại và phát triển trong tương lai.

    Nếu nền móng vững chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển. Vốn thấp, nền móng yếu, doanh nghiệp phải đấu tranh với sự tồn tại của mình và dễ rơi vào tình trạng phá sản. Nói tóm lại, vốn là lượng tiền đại diện cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp . Có yếu tố đầu vào của doanh nghiệp mới tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên, chi phí bảo trì máy móc ., thành phẩm khi chưa bán được cũng đều cần đến vốn của doanh nghiệp . Khách hàng khi mua chưa thanh toán ngay cũng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

    Vậy vốn là gì? Dưới các giác độ khác nhau, khái niệm vốn cũng khác nhau-*Về phương diện kỹ thuật

    -Trong phạm vi doanh nghiệp , vốn là các loại hàng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau (như lao động, tài nguyên thiên nhiên .)

    -Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa để sản xuất ra hàng hóa khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị.

    *Về phương diện tài chính

    -Trong phạm vi doanh nghiệp , vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận.

    -Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm mục đích sinh lời.

    Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

    Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải nhằm mục đích kinh doanh và phải đạt tới mục tiêu sinh lời. Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, vừa tồn tại dưới hình thái tiền tệ, vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền.

    Cùng với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , vốn vận động không ngừng, có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùng là giá trị tiền nên ta thấy vốn là toàn bộ giá trị của tài sản doanh nghiệp ứng ra ban đầu và trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tăng giá trị tối đa cho chủ sở hữu của doanh nghiệp .

    1.1.2 Phân loại vốn của doanh nghiệp

    Có nhiều cách để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Để phân loại nguồn vốn khác nhau, người ta thường phân loại vốn theo các tiêu thức sau:

    1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia thành các loại sau:

    -Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm.

    -Vốn trung hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ một năm đến năm năm.

    -Vốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ năm năm trở lên.

    1.1.2.2 Căn cứ vào nội dung vật chất của vốn, vôn được chia thành

    -Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: máy móc thiết bị, nhà xưởng, đường xá phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn.

    -Vốn tài chính : biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, chứng khoán, các giấy tờ có giá khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc thiết bị. Phần vốn này tham gia gián tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

    1.1.2.3 Xuất phát từ nguồn hình thành ban đầu

    -Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp : là nguồn vốn do chủ sở hữu đầu tư , doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng mà không phải cam kết thanh toán.

    Vốn chủ sở hữu bao gồm:

    +Nguồn vốn kinh doanh: thể hiện số tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động sử dụng vào kinh doanh.

    +Các quỹ của doanh nghiệp : quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi .

    +Nguồn vốn xây dựng cơ bản: là nguồn chuyên dùng cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và đổi mới công nghệ.

    +Nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối.

    Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tùy theo loại hình doanh nghiệp :

    +Đối với DNNN bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp tự tích lũy.

    +Đối với các công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu.

    +Đối với các công ty liên doanh, vốn chủ sở hữu do các bên tham gia liên doanh đóng góp.

    +Vốn của các công ty TNHH do các thành viên của công ty đóng góp.

    +Trong các công ty tư nhân, vốn chủ sở hữu do tư nhân đầu tư , vốn phụ thuộc vào một chủ duy nhất.

    -Vốn đi vay

    Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng , tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu, vay từ các tổ chức xã hội, từ các cá nhân.

    Ta thấy phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn nên doanh nghiệp thường vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc vay vốn một mặt giải quyết nhu cầu về vốn đảm bảo sự ổn định và sản xuất kinh doanh được liên tục. Mặt khác, đó là phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính trong nền kinh tế .

    1.1.2.4 Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành hai loại sau:

    -Vốn cố định: là giá trị của tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp . Đặc điểm của vốn này là luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Một tư liệu lao động được gọi là tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện là có thời hạn sử dụng tối thiểu từ một năm trở lên và phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định.

    Bộ phận quan trọng nhất của tư liệu sản xuất là tài sản cố định. Đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc dưới hình thức thuê mua và phải có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó, giá trị của tài sản cố định sẽ được chuyển dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm và được bù đắp lại mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.

    Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia thành hai loại sau:

    +Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị .trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

    +Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể như chi phí thành lậpdoanh nghiệp , bằng phát minh sáng chế, chi phí phát triển doanh nghiệp, quyền đặc nhượng, bản quyền tác giả .

    Qua cách phân chia như vậy giúp ta có cái nhìn một cách tổng thể về cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp để ra quyết định có đầu tư hay không hoặc đầu tư vào đâu. Hơn nữa, nó còn giúp các nhà quản lý tốt được tài sản của mình.

    -Vốn lưu động: là tài sản lưu động dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp . Đặc điểm của loại vốn này là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn, liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn lưu động vận động và luôn thay đổi hình thái, bắt đầu từ hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động cũng khác nhau. Thông thường, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động chia thành 2 loại:

    +Tài sản lưu động sản xuất ( nguyên vật liệu , bán thành phẩm, sản phẩm dở dang .)

    +Tài sản lưu thông ( sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, hàng hóa tồn kho), vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước

    Đặc điểm của tài sản lưu động: tại một thời điểm bất kỳ, tài sản lưu động tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Đây là tiền đề cho quá trình sản xuất được liên tục. Tài sản lưu động tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái ban đầu của nó, chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới, được tính vào giá thành sản phẩm và được bù đắp mỗi khi tiêu thụ sản phẩm.

    Việc phân chia vốn cố định và vốn lưu động giúp các nhà quản lý có thể quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn cố định phản ánh trình độ năng lực sản xuất thì vốn lưu động là điều kiện để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và ổn định.
     
Đang tải...