Luận Văn Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Vận tải Ô tô số 3

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng hiệu quả SXKD của Cty Vận tải Ô tô số 3

    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
    I. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
    1. Khái niệm
    Khi nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp , các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm và dưới đây là một trong những khái niệm có tính tổng hợp và bao quát nhất:
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
    Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo rất quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
    2.1. Nhóm nhân tố chủ quan
    2.1.1. Nhân tố con người
    Nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho mọi hoạt động. Sẽ không có quá trình hoạt động nào lại thiếu vắng sự tham gia của con người cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trình độ lao động sẽ quyết định cơ bản hiệu quả của mọi hoạt động. Nếu lao động có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu . Trường hợp ngược lại, làm tăng hao phí nguyên vật liệu , phế phẩm nhiều, sản phẩm tạo ra ít . làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Do có tầm quan trọng như vậy nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, tạo sự gắn bó giữa lao động với doanh nghiệp .
    2.1.2. Nhân tố quản lý
    Lực lượng quản lý là những lao động gián tiếp, không tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp , quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp . Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ quản lý tốt sẽ tạo được nhiều lợi thế cho doanh nghiệp , cụ thể là:
    + Tạo được sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các phòng ban phân xưởng.
    + Khai thác tối đa các lợi thế về nhân lực , vật lực và tài lực.
    + Phát huy khả năng chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
    + Ra quyết định chính xác, kịp thời và nắm bắt được thời cơ.
    Ngược lại, quản lý không tốt sẽ làm giảm hiệu quả và có thể đưa đến chỗ phá sản. Thêm vào đó, với một cơ cấu cồng kềnh sẽ rất khó khăn trong việc ra quyết định cũng như triển khai mệnh lệnh. Họ sẽ đùn đẩy nhau, mỗi người một ý và cuối cùng là mệnh lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tổ chức cho mình một cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.
    2.1.3. Nhân tố vốn
    Một doanh nghiệp muốn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn quyết định cơ bản tới quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp và nó được hình thành từ ba nguồn chính: vốn tự có, vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn vay; được phân bổ theo hai dạng: vốn cố định và vốn lưu động. Thêm nữa, khả năng quay vòng vốn cũng đóng góp không ít phần quan trọng vì giả sử với một lượng cầu 1.000 đơn vị sản phẩm một năm cần 1.000 triệu đồng vốn nhưng ta chỉ cần có 200 triệu đồng nếu ta có khả năng quay vòng số vốn đó một năm 5 lần. Đây là những yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu quả đồng vốn.
    2.1.4. Nhân tố kỹ thuật
    Kỹ thuật và công nghệ là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm về mọi phương diện. Nhu cầu thị trường ngày nay không chỉ đòi hỏi đơn thuần là giá trị sử dụng của sản phẩm mà còn là sự hoàn thiện của sản phẩm. Do vậy, muốn cạnh tranh cho sự tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho yếu tố này.
    Kỹ thuật và công nghệ còn là một yếu tố đánh giá trình độ sản xuất, từ đó các doanh nghiệp không ngừng cải thiện mình để tránh sự tụt hậu. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua về một bí quyết công nghệ (Know-how).

     
Đang tải...