Luận Văn Thực trạng hiệu quả quảng cáo của Cty VMS- Mobifone

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp
    I. Khái quát về quảng cáo và hiệu quả của hoạt động quảng cáo đối với các doanh nghiệp
    1. Khái quát về quảng cáo
    Quảng cáo đã có lịch sử phát triển từ rất lâu. Từ cả ngàn năm trước con người đã biết cách làm quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là để bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín của cá nhân, các mục đích chính trị hoặc quân sự. Thực tế quảng cáo là một từ ngoại lai. Quảng cáo có nguồn gốc từ chữ La Tinh Adverture. Từ này có nghĩa là thu hút lòng người hoặc theo một số sách nói rằng nó có nghĩa là gây chú ý và gợi dẫn. Vào khoảng 1300- 1475 từ này được dịch sang tiếng Anh là Advertise. Nó có nghĩa là một người chú ý đến một sự kiện nào đó. Sau này được các dịch giả dịch giả dịch là gây ra sự chú ý ở người khác, thông báo cho một người khác một sự kiện gì đó. Do tác dụng của quảng cáo là rất lớn đối với nhiều hoạt động của con người nên quảng cáo đã được sử dụng càng ngày càng phổ biến ở khắp mọi nọi trên thế giới. Cho tới cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong thương mại thì từ “ Advertise” chính thức được sử dụng rộng rãi. Vào thời kỳ này quảng cáo đã phát triển thành một hoạt động, thành một nghề. Quảng cáo giúp các doanh nghiệp quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mình trên toàn thế giới. Giúp thông tin sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình đến với mọi người tiêu dùng. Bên cạnh đó quảng cáo còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với rất nhiều lợi ích của hoạt động quảng cáo nên cho đến nay hầu như không một doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh trên thị trường lại không sử dụng quảng cáo để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình. Với lịch sử phát triển lâu dài của quảng cáo nên định nghĩa về hoạt động quảng cáo cũng được hoàn thiện theo thời gian. Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về quảng cáo, cũng như các cách hiểu khác nhau về quảng cáo, tuỳ theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu và lĩnh vực kinh doanh.
    1.1. Khái niệm về quảng cáo
    Quảng cáo có rất nhiều các khái niệm khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu lại có một cách hiểu và đưa ra các khái niệm khác nhau. Các khái niệm này cũng có sự khác nhau nhất định ở mỗi quốc gia. Theo bộ luật thương mại Việt Nam thì “ Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”.
    1.1.1. Quảng cáo hiểu theo nghĩa rộng
    Theo nghĩa rộng, các nhà nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau
    Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nói, hay hình vẽ do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm, dịch vụ nhận được phiếu bầu hoặc sự tán thành
    Quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, sự việc và nhân vật theo hình thức không tiếp xúc cá nhân, được pháp luật cho phép, do cá nhân hoặc tổ chức chi tiền quảng cáo nhằm tác động vào công chúng để phát triển sự nghiệp cụ thể
    Quảng cáo là một hình thức tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm, thông báo nội dung phục vụ và tiết mục văn nghệ với công chúng bằng hình thức đăng tin trên báo chí, phát tin trên đài phát thanh, trên đài truyền hình, trên điện ảnh
    Các định nghĩa về quảng cáo theo nghĩa rộng nói chung đều cho rằng quảng cáo không những được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh mà nó còn sử dụng cho cả hoạt động tuyên truyền cho các hoạt động xã hội khác
    1.1.2. Quảng cáo hiểu theo nghĩa hẹp
    Theo cách hiểu quảng cáo về nghĩa hẹp thì quảng cáo được hiểu là quảng cáo kinh tế, quảng cáo thương mại. Quảng cáo thương mại cũng có rất nhiều các định nghĩa và các cách hiểu khác nhau
    Quảng cáo thương mại là mọi sự tuyên truyền công khai bằng phương thức thuyết phục để tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ
    Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí
    Quảng cáo thương mại là một loại thông tin phải trả tiền có tính đơn phương, không giành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp được nêu danh trong quảng cáo
    Quảng cáo thương mại có rất nhiều các định nghĩa và các cách hiểu khác nhau, tuỳ theo cách tiếp cận và cách nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên nói chung thì các định nghĩa về quảng cáo thương mại đều thống nhất với nhau ở các điểm đó là: “Quảng cáo thương mại là biện pháp truyền bá thông tin của các doanh nghiệp, là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu truyền bá thông tin đến người nhân tin. Đối tương quảng cáo thương mại là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng công nghiệp, khách hàng là người mua để bán lại . Quảng cáo thương mại không phải là sự truyền bá cá nhân với cá nhân, Nội dung của quảng cáo thương mại là thông tin về hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh. Mục đích của quảng cáo thương mại là tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ qua đó thu lợi nhuận”.
    1.2. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quảng cáo
    Quảng cáo có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy tất cả các doanh nghiệp đều hết sức chú ý đến hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp đếu dành một chí phí không nhỏ để quảng cáo cho sản phẩm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên mọi hoạt để hoạt động quảng cáo thât sự có hiệu quả thì quảng cáo phải đạt được các yêu cầu sau
    * Chất lượng thông tin quảng cáo phải cao. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với tất cả các hình thức quảng cáo bởi quảng cáo là thông tin về sản phẩm, nhưng đây là thông tin khái quát. Bên cạnh đó kinh phí dành cho quảng cáo có giới hạn nên thông tin quảng cáo phải có chất lượng cao. Các thông tin mà chương trình quảng cáo đưa ra phải thật ngắn gọn, rõ ràng, tập trung có như vậy thì thông tin quảng cáo của doanh nghiệp đến với khách hàng mới đạt hiệu quả cao. Nếu thông tin quảng cáo của daonh nghiệp không cao thì không những doanh nghiệp bị tốn chi phí dành cho quảng cáo mà bên cạnh đó thì mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp không thực hiện được bởi thông tin quảng cáo đến với khách hàng không phải là thông tin tốt nhất làm cho khách hàng có những sự hiểu biết khác nhau về sản phẩm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
    * Quảng cáo phải hợp lý. Mỗi một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các hình thức quảng cáo khác nhau. Việc này sẽ giúp thông tin quảng cáo của doanh nghiệp sẽ đến mọi khách hàng khác nhau. Bởi mỗi một khách hàng lại có các thức tiếp cận các hình thức quảng cáo khác nhau. Chính vì yếu tố này mà mỗi một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp phải đảm bảo tính hợp lý của chương trình quảng cáo. Nếu không đảm bảo được yếu tố này thì mỗi một hình thức quảng cáo của doanh nghiệp sử dụng lại đưa ra các thông tin khác nhau điều này sẽ làm cho khách hàng hiểu sai, hiểu nhầm về chương trình quảng cáo của doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quảng cáo sẽ không được thực hiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...