Tiểu Luận Thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH Chứng Khoán NHCT Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động tài trợ cho thuê tại các Cty cho thuê tài chính hiện nay ở VN

    MỤC LỤC​
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HANG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM



    2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VỆT NAM.

    Hiện nay, UBCKNN đã cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh cho 9 CTCK đó là: Công ty cổ phần CK Bảo Việt (VĐL- 43 tỷ đồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Đầu tư và phát triển (VĐL- 55 tỷ đồng); Công ty cổ phần CK Đệ Nhất (VĐl- 43 tỷ đồng); Công ty TNHH CK ACB (VĐL- 43 tỷ đồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Công thương (VĐL- 55 tỷ đồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (VĐl- 60 tỷ đồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VĐL- 60 tỷ đồng); Công ty TNHH CK Thăng Long (VĐL- 9 tỷ đồng); Công ty cổ phần CK Sài Gòn (VĐL- 20 tỷ đồng). Trong đó có 7 CTCK thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh CK bao gồm: môi giới, tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư , lưu ký. Còn lại hai CTCK chỉ thực hiện một số loại hình nghiệp vụ là CTCK Thăng Long với nghiệp vụ môi giới, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư và CTCK Sài Gòn với nghiệp vụ môi giới, tư vấn. Trong thời gian tới sẽ có thêm ba CTCK nữa được thành lập là công ty cổ phần CK thành phố Hải Phòng, công ty cổ phần CK Mê Kông, CTCK Ngân hàng Đông Á đưa tổng số CTCK tại Việt Nam lên 12 công ty.
    Do phạm vi hoạt động khác nhau đồng thời mỗi công ty lại học tập cách thức tổ chức từ các nước khác nhau trên thế giới nên gần như không có điểm chung nào trong tổ chức của các CTCK. Có công ty tổ chức theo dạng liên kết ngang như CTCK Bảo Việt, CTCK Sài Gòn , các công ty này căn cứ vào loại hình nghiệp vụ của mình để tổ chức các phòng ban, mỗi phòng ban phụ trách một hoặc một số nghiệp vụ. Một số công ty khác lại tổ chức theo lối liên kết dọc như CTCK Thăng Long , họ căn cứ vào toàn bộ các công việc trong công ty để phân chia ra các phòng, mỗi phòng phụ trách một mảng vấn đề nào đó như nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin
    Điểm chung của tất cả các CTCK là đều có chức năng MGCK vì hoạt động này ít rủi ro, mức vốn pháp định không cao và được coi là hiệu quả nhất trong thời gian đầu. Hơn nữa, theo thực tế ở các nước có TTCK phát triển thì đây là hoạt động mang lại thu nhập rất tốt có thể nói là tốt nhất trong các nghiệp vụ kinh doanh CK ngay cả khi thị trường rơi vào tình trạng khủng hoảng. Mặc dù cơ cấu tổ chức của các công ty có thể khác nhau nhưng việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ MG ở các CTCK lại tương tự như nhau. Nghiệp vụ MG của các CTCK thường tập trung vào các mặt hoạt động sau:

    2.1.1. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KHÁCH HÀNG
    Nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với công ty cũng như việc xây dựng định hướng cho hoạt động của công ty để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp, có chất lượng, các CTCK hiện nay không ngừng đưa ra các hoạt động nhằm phát triển cơ sở khách hàng như xác định đối tượng khách hàng, lưa chọn khách hàng, phục vụ mở và theo dõi tài khoản khách hàng.
    * Xác định đối tượng khách hàng: Đây là công việc quan trọng của các CTCK vì chỉ có xác định được đối tượng khách hàng thì công ty mới xây dựng được định hướng phù hợp với từng loại khách hàng từ đó thoả mãn tốt nhất nhu cầu cuả họ giành ưu thế trong cạnh tranh. Đối tượng khách hàng của các CTCK thường có hai loại chính: khách hàng là cán bộ công nhân viên của những doanh nghiệp cổ phần hoá và khách hàng là những nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, đối tượng khách hàng của các CTCK còn bao gồm khách hàng là tổ chức, khách hàng là người đầu tư nước ngoài, khách hàng tiềm năng.
    * Lựa chọn khách hàng: Vì TTCK còn đang ở trong giai đoạn hình thành nên chưa có những tiêu chí rõ nét cho việc phân đoạn thị trường và lựa chọn khách hàng. Do đối tượng khách hàng còn hạn chế, hàng hoá còn kém đa dạng nên vào thời điểm này các CTCK thường không có điều kiện để lựa chọn khách hàng cho mình, họ tâm niệm rằng chỉ cần khách hàng đến với công ty là quý và công ty phải làm thế nào để giữ chân được khách hàng cũ, thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên trong tương lai không xa, khi thị trường phát triển, hàng hoá phong phú, khách hàng đa dạng các CTCK cũng nên tiến hành phân doạn thị trường, lựa chọn khách hang nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho chính công ty.
    Bên cạnh việc lựa chọn khách hàng, các CTCK cũng rất chú trọng đến các hình thức ưu đãi dành cho khách hàng như tư vấn miễn phí cho khách hàng, thái độ phục vụ hay giảm phí giao dịch đối với các khách hàng truyền thống và khách hàng giao dịch với khối lượng lớn. Hiện nay, hầu hết các CTCK đều thực hiện tư vấn miễn phí cho khách hang như CTCK Công Thương, CTCK Sài Gòn, CTCK Đầu Tư CTCK Sài Gòn tiến hành mở tài khoản cho khách hàng mà không yêu cầu ký quỹ ngay số tiền tối thiểu hay việc đưa ra các dịch vụ tiện ích hỗ trợ nghiệp vụ MG như dịch vụ cho vay bảo chứng, dịch vụ cho vay CK, dịch vụ cho vay cầm cố (khi các CTCK có mối liên hệ mật thiết với một NHTM).
    * Phục vụ mở và theo dõi tài khoản của khách hàng: CTCK có thể mở tài khoản tại công ty hoặc tại địa chỉ khách hàng. Các công ty rất chú trọng vào việc mở càng nhiều tài khoản càng tốt. Việc mở tài khoản giao dịch CK tại công ty tương đối đơn giản, khách hàng đến với công ty với lòng tin sẵn có và mang theo những giấy tờ cần thiết để điền vào phiếu mở tài khoản. Nếu khách hàng không có thời gian đến công ty thì công ty vẫn có thể mở tài khoản cho khách hàng theo địa chỉ của họ. Đây được coi là bước tiến của các công ty trong khi phục vụ khách hàng, nó góp phần thúc đảy các đối tượng tham gia giao dịch CK nhiều hơn và góp phần phát triển TTCK.
    Trong suốt thời gian tài khoản của khách hàng tồn tại, CTCK thường xuyên theo dõi và làm các dịch vụ về quyền và nghĩa vụ cho khách hàng như nhận gửi rút CK, gửi rút tiền, quyền nhận cổ tức, quyền bỏ phiếu, quyền mua CK mới phát hành, quyền cầm cố CK. Những thao tác nghiệp vụ này được các công ty thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy và chính xác cao cho khách hàng.

    2.1.2. NHẬN LỆNH
    Nhận lệnh không chỉ đơn thuần là việc đưa một tờ phiếu lệnh cho khách hàng điền vào mà nó còn liên quan đến nhiều công việc khác như tư vấn cho khách hàng về diễn biến thị trường, thao tác xử lý trên tài khoản khách hàng để đảm bảo lệnh đặt đúng quy định.
    Một nhân viên MG tốt phải biết cách tìm hiểu nhu cầu và lý do đặt lệnh của khách hàng. Trên thực tế có những trường hợp khách hàng gần như uỷ quyền cho nhà MG quyết định việc mua bán CK, họ sẵn sàng đến CTCK để ghi phiếu lệnh thậm chí chấp nhận cả về giá đặt lệnh theo gợi ý của nhà MG. Vì vậy nhà MG cần phải có đầy đủ các phẩm chất đạo đức hành nghề như trung thưc, công bằng, công khai để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và tăng uy tín cho công ty.
    Theo quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK thì các CTCK chỉ được phép nhận lệnh tại trụ sở chính hay chi nhánh và hiện nay bổ sung thêm là các phòng giao dịch. Mục đích là nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tránh những xung đột giữa khách hàng và nhà MG hay CTCK. Quy chế này được các công ty tuân thủ chặt chẽ.
    Các lệnh được thực hiện tại TTGDCK Tp Hồ Chí Minh được xếp theo thứ tự ưu tiên về giá, thời gian và khối lượng. Trong thời gian đầu khi thị trường còn khan hiếm về hàng hoá, với 7 công ty mà chỉ có 5 loại CK thì việc mua CK là rất khó khăn, gần như khách hàng muốn mua CK phải nhất thiết đặt ở mức giá trần và phải đặt lệnh đầu tiên tại các công ty. Thường chỉ có một lệnh mua được thực hiện cho mỗi loại CK. Do việc đặt lệnh căng thẳng như vậy, để tránh tranh chấp giữa khách hàng với nhau và giữa khách hàng với công ty, phần lớn các công ty đều có quy định về việc bốc thăm số thứ tự của lệnh. Riêng CTCK Sài Gòn không áp dụng hình thức bốc thăm, họ có một cái khay để nhận lệnh và lệnh của ai đưa vào khay trước sẽ được đánh số thứ tự trước. Hiện nay, khi thị trường đang trong giai đoạn trầm lắng, chỉ số VN- Index chỉ đạt 144,93 điểm (phiên thứ 510 ngày 02/04/2003) thì việc đặt lệnh của khách hang rất được các công ty khuyến khích và các lệnh có khả năng cao là được thực hiện. Nhà đầu tư không phải đứng xếp hàng hàng giờ như hai năm trước đây mà họ có thể đặt lệnh tại CTCK hoặc thông qua điện thoại, fax
    Sau khi nhận lệnh, nhân viên MG phải kiểm tra lại lệnh của khách hàng để đảm bảo tính chính xác và tính pháp lý của lệnh. Nếu có sai sót, họ có nghĩa vụ hướng dẫn khách hàng thực hiện ghi chép đầy đủ. Ngoài ra, nhân viên MG còn phải kiểm tra về số tiền ký quỹ (nếu là lệnh mua) hoặc số CK ký quỹ (nếu là lệnh bán) xem có đủ để thực hiện giao dịch theo quy định hay không.
    Số ký quỹ (tiền) = khối lượng đặt mua x giá đặt mua
    Số ký quỹ (CK) = khối lượng đặt bán

    2.1.3. NHẬP LỆNH, HUỶ LỆNH
    Hiện nay, phương thức đưa lệnh vào sàn của các CTCK Việt Nam được thực hiện qua các máy fax. Nhược điểm của việc truyền lệnh này là thời gian đưa lệnh chậm, không thích hợp trong điều kiện thị trường sôi động. Hơn nữa, truyền lệnh qua máy fax cũng gây tốn kém về chi phí điện thoại cho các CTCK. Sở dĩ Trung tâm chỉ cho phép hình thức truyền lệnh này là nhằm đảm bảo an toàn trong điều kiện đưoừng truyền có thể bị xâm nhập.
    Khi lệnh được truyền đến Sàn thì nhân viên MG tại Sàn phải cập nhật bằng tay vào trong hệ thống giao dịch, việc này mất thời gian và bất tiện do áp lực lệnh lớn dẫn đến khả năng sai sót cao. Kỹ năng của nhân viên MG tại Sàn lúc này là bấm máy thật nhanh, tốc độ nhập lệnh của họ thường là 10 giây/lệnh. Thường mỗi công ty bố trí 3 nhân viên MG tại sàn, 2 người nhập lệnh còn một người kiểm tra để đảm bảo lệnh được nhập chính xác. Thời gian nhập lệnh hiện nay là từ 9h đến 10h.
    Trong quá trình đặt lệnh, nếu khách hàng không muốn thực hiện lệnh thì không được phép huỷ lệnh. Trước đây, trong một thời gian dài việc huỷ lệnh được chấp nhận. Nhân viên MG có thể huỷ lệnh cho khách hàng ngay trước khi lệnh được khớp nhưng quy định này đã bị nhiều người lạm dụng để làm giá CK. Khách hàng liên tục đưa ra các lệnh giả vào thị trường để gây nhiễu loạn. Ví dụ như một người muốn bán họ sẽ đưa ra lệnh mua với mức giá cao nhằm lôi kéo niều người mua theo hay ngược lại, nếu họ muốn mua họ có thể đưa ra lệnh bán ới mức giá thấplàm nhiều người cho rằng nhu cầu bán đang nhiều sau đó họ huỷ các lệnh đã đặt đi ngay trước giờ giao dịch. Vì tình trạng lộn xộn này, quy chế giao dịch mới đã không cho phép khách hang huỷ lệnh đòi hỏi khách hàng phải thận trọng khi đặt lệnh, tránh việc làm giá lôi kéo thị trường.

    2.1.4. THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIAO DỊCH VÀ THANH TOÁN
    Gần như các CTCK hiện nay đều thực hiện quy trình thanh toán với khách hàng giống nhau, có thể mô tả quy trình này qua một số bước sau.
    Bước 1: Chuyển kết quả giao dịch (T+0)
    Người MG tại sàn chuyển phiếu xác nhận kết quả giao dịch do TTGDCK cung cấp về công ty.

    Bước 2: Xác nhận kết quả giao dịch (T+0)
    Căn cứ vào phiếu xác nhận kết quả giao dịch,bộ phận gia dịch kiểm tra, đối chiếu với Sổ lệnh mua bán CK. Sau đó, bộ phận giao dịch lập phiếu xác nhận kết quả giao dịch cho từng khách hàng và để tại công ty.
    Bước 3: Công ty thực hiện bút toán treo tiền hoặc CK trên tài khoản của khách hàng và giải toả ký quỹ (T+0).
    Căn cứ vào phiếu xác nhận kết quả giao dịch, nhân viên quản lý tài khoản thực hiện treo tiền hoặc CK trên tài khoản của khách hàng. Phần ký quỹ vượt so với kết quả thực hiện lệnh được chuyển trở về số dư còn được giao dịch của khách hàng.
    Bước 4: Xác nhận giao dịch với TTGDCK (T+1)
    Sau thời hạn 24h kể từ khi nhận được thông báo kết quả giao dịch mà công ty không có ý kiến gì vơí TTGDCK thì coi như đã chấp nhận.
    Bước 5: Trung tâm thực hiện bù trừ (T+1)
    Bước 6: Nhận chứng từ thanh toán và giao tiền, CK (T+1 và T+2)
    TTGDCK thực hiện bù trừ và gửi chứng từ thanh toán cho Ngân hàng chỉ định và công ty (T+1).
    Công ty trả tiền, CK cho các đối tác thông qua TTGDCK và Ngân hàng chỉ định. Những việc này do phòng kế toán đảm nhiệm (T+2).
    Bước 7: Thông báo đã thanh toán (T+2)
    Phòng kế toán thông báo cho bộ phận quản lý tài khoản về việc đã trả tiền hoặc đã giao CK.
    Bước 8: Ghi giảm tiền, CK trên tài khoản của khách hàng (T+2)
    Bộ phận quản lý tài khoản thực hiện bù trừ số tiền hoặc số CK đã bị treo trên tài khoản của khách hàng vào ngày T+0. Cùng với việc ghi giảm tiền, công ty ghi giảm tiền phí MG trên tài khoản khách hàng.
    Bước 9: Nhận tiền, CK (T+4)
    TTGDCK và Ngân hàng chỉ định chuyển CK, tiền vào tài khoản giao dịch của khách hàng do công ty mở tại TTGDCK, Ngân hàng chỉ định và báo cho công ty.
    Bước 10: Thông báo đã nhận tiền, CK (T+4)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...