Tiến Sĩ Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    ÐẶT VẤN ÐỀ 1
    NỘI DUNG 3
    Chương 1. TỔNG QUAN 3
    1.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao ở Việt Nam 3
    1.1.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe và các yếu tố liên quan 3
    1.1.2. Một số khái niệm về các công trình vệ sinh 7
    1.1.3. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao 8
    1.2. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến sức khỏe vệ sinh môi trường của người Dao 12
    1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao 12
    1.2.2. Một số tập quán của người Dao có liên quan đến vệ sinh môi trường 14
    1.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi về vệ sinh môi
    trường . 15
    1.3.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe có sự tham gia của cộng
    đồng 16
    1.3.2. Huy động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường 17
    1.3.3. Một số mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe để
    cải thiện hành vi sức khỏe của người dân 22
    Chương 2. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    2.1. Ðối tượng nghiên cứu 31
    2.2. Ðịa điểm nghiên cứu 31
    2.3. Thời gian nghiên cứu . 34
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu . 34
    2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 35
    2.4.3. Nội dung can thiệp 38
    2.4.4. Chỉ số nghiên cứu và tiêu chuấn đánh giá . 40
    2.5. Phương pháp thu thập thông tin 44
    2.5.1. Phỏng vấn . 44
    2.5.2. Quan sát 44
    2.5.3. Xét nghiệm trứng giun đũa trong đất 44
    2.5.4. Phỏng vấn sâu . 45
    2.5.5. Thảo luận nhóm trọng tâm 45
    2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 46
    2.6.1. Phần mềm sử dụng để xử lý số liệu . 46
    2.6.2. Kỹ thuật phân tích số liệu . 46
    2.7. Phương pháp khống chế sai số . 47
    2.8. Ðạo đức trong nghiên cứu . 47
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 48
    3.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt
    khó khăn tỉnh Thái Nguyên 48
    3.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao 54
    3.3. Kết quả xây dựng và thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi
    vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn 63
    3.3.1. Kết quả xây dựng mô hình can thiệp . 63 3.3.2. Kết quả hoạt động của mô hình . 75
    Chương 4. BÀN LUẬN 87
    4.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc
    biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 87
    4.1.1. Hành vi sử dụng nước ăn uống và sinh hoạt 87
    4.1.2. Hành vi xây dựng và sử dụng nhà tiêu 89
    4.1.3. Hành vi xây dựng chuồng gia súc . 93
    4.1.4. Hành vi xử lý rác thải . 94
    4.1.5. Hành vi sử dụng bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật 94
    4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao
    tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. 95
    4.2.1. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với hành vi của người dân về
    vệ sinh môi trường 95
    4.2.2. Yếu tố cộng đồng .99
    4.2.3. Yếu tố nguồn lực với hành vi vệ sinh môi trường . 100
    4.2.4. Yếu tố văn hóa 102
    4.3. Kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi
    trường cho người Dao tại một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên sau
    18 tháng can thiệp 103
    4.4. Một số điểm mới và điểm hạn chế của nghiên cứu 117
    4.4. 1. Tính mới của nghiên cứu . 117
    4.4.2. Một số hạn chế của nghiên cứu 118
    KẾT LUẬN . 119
    KIẾN NGHỊ 120
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 121
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
    PHỤ LỤC 136
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở
    phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm
    vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Ở nhiều vùng
    nông thôn, vệ sinh môi trường còn kém, chất thải của con người và gia súc chưa
    được xử lý đúng cách và chưa đảm bảo hợp vệ sinh, tập quán dùng phân người
    bón ruộng làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng trực
    tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân, đây là một trong những nguyên nhân
    gây dịch bệnh đường tiêu hóa cho cộng đồng như tả, lỵ, thương hàn [1], [5], [6].
    Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh
    tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít
    người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, Mường,
    Dao, Mông .[54]. Trong chiến lược con người của Đảng ta, việc chăm lo sức
    khoẻ cho nhân dân các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu, vừa là chính sách động
    lực để có một nguồn nhân lực mạnh khoẻ, có trí tuệ nhằm thực hiện việc xây
    dựng các vùng trọng điểm chiến lược này. Thế nhưng hiện tại việc chăm sóc sức
    khỏe ở một số vùng dân tộc thiểu số còn chưa tốt, tình hình vệ sinh môi trường ở
    các cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều nguy cơ ô nhiễm, tỷ lệ hộ gia đình có
    nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp [55], [80].
    Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, lịch sử
    người Dao ở nước ta đã hơn 300 năm. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu vùng
    xa khắp biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu, Điện Biên cho tới tỉnh Cao Bằng,
    Hà Giang và Thái Nguyên. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và vệ sinh môi
    trường của người Dao còn nhiều khó khăn. Trong khi người dân ở các khu đô
    thị, miền đồng bằng được sử dụng nước máy và nhà tiêu hợp vệ sinh thì người
    Dao và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi không có đủ nước sạch và
    nhà tiêu để sử dụng. Kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường năm 2010 về điều kiện vệ sinh môi trường của một số dân tộc thiểu số Việt Nam cho
    thấy người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn (57,6%) và giếng khơi
    (18,3%), ngoài ra còn có 21,4% dùng các nguồn nước khác không thuộc các
    nguồn nước sạch [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có
    nhà tiêu rất thấp (50,4%) và hầu hết không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ hộ có nhà tiêu
    hợp vệ sinh chỉ 5,8%, những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi
    ngoài ra vườn và rừng (85,5%) [26],[40]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi
    trường, đã có một số chương trình can thiệp được triển khai ở các địa phương,
    song chưa bao phủ hết các xã đặc biệt khó khăn vì vậy điều kiện vệ sinh môi
    trường có thể chưa được cải thiện. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi vệ sinh môi
    trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện
    nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của
    người Dao nơi đây? Từ đó có những giải pháp nào phù hợp để cải thiện hành vi
    vệ sinh môi trường cho người Dao? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu đề
    tài:“Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt
    khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” được tiến hành
    với mục tiêu sau:
    1. Đánh giá thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số
    xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
    2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người
    Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
    3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh
    môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
     
Đang tải...