Luận Văn Thực trạng giáo dục tiểu học và những biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình tiểu học mới

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc
    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 74


    Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế kỷ của trí tuệ và cạnh tranh thị trường, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và xu thế toàn cầu hoá vv Đất nước ta đang tiến lên con đường CNH-HĐH, với những ý tưởng cao đẹp là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh” như nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra .
    Điều đó đặt ra những yêu cầu to lớn, cấp bách về nguồn lực, đặc biệt là chất lượng nguồn lực con người. Đó là chất lượng toàn diện con người Việt Nam về: Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ,thể lực và kỹ năng nghề nghiệp của con người Việt Nam. Nền kinh tế trí thức của Việt Nam có đạt được hiệu quả hay không, Tương lai đất nước, tiền đồ của dân tộc ta có được phồn vinh, thịnh vượng hay không, có sánh vai được với các nước tiên tiến trên thế giới hay không là tuỳ thuộc phần lớn vào chất lượng đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
    Giáo dục- đào tạo ở Việt Nam , đã được Đảng và nhà nước ta đặt lên vị trí là:” Quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục- đào tạo là đầu tư cho phát triển”(Nghị quyết TW 2 khoá VIII ). Muốn cho nền kinh tế tri thức phát triển vững vàng thì giáo dục- đào tạo có vai trò quyết định rất to lớn. Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và hội nghị TW 6 khoá IX đã khẳng định:”phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiêp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát triển con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”
    Đứng trước nhiệm vụ cao cả và nặng nề như vậy, ngành giáo dục- đào tạo cần tập trung sức lực, trí lực, tài lực nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học- giáo dục trang bị kiến thức khoa học cần thiết và năng lực sáng tạo cho học sinh. Vì vậy hơn bao giờ hết người làm công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay một mặt phải thường xuyên nâng cao chất lượng, quản lý toàn diện, mặt khác phải chú trọng dặc biệt đến công tác quản lý hoạt động dạy học theo CTTH mới ở trường tiểu học, phải không ngừng học tập, đúc rút kinh nghiệm, đổi mới cải tiến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình quản lý. Trong hệ thống giáo dục quốc dân , quản lý bậc tiểu học có đặc thù riêng bởi mỗi giáo viên chủ nhiệm một lớp và dạy đủ cả 9 môn học( chương trình 33 tuần, 6 môn học CTTH mới). Do vậy, người quản lý không chỉ có khả năng quản lý hoạt động dạy trong nhà trường mà còn phải có trình độ chuyên môn vững vàng để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bậc học.
    Mục tiêu và nhiệm vụ của trường tiểu học nêu rất cụ thể tại điều 27 Luật Giáo dục là:”Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [23].
    Hiệu trưởng là thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước về việc tổ chức quản lý, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường . Người hiệu trưởng có tinh thần trách nhiệm cao, biết cách quản lý toàn diện, khoa học, trong đó quản lý hoạt động dạy học là một nội dung chủ yếu của toàn bộ việc quản lý giáo dục ở trương tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách và đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của xã hội đối với giaó dục. Vì thế quản lý hoạt động dạy học được coi là mặt trung tâm trong các mặt quản lý trường học của người hiệu trưởng. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là yếu tố rất quan trọng, vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo như (điều 14 Luật giáo dục đã nêu)
    Kết cấu của luận văn là:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Thực trạng giáo dục tiểu học và những biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình tiểu học mới ở các trường tiểu học huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc
    Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mê linh- Vĩnh phúc
     
Đang tải...