Báo Cáo Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


    Càng ngày, sự tham gia của người khuyết tật càng nhiều hơn trong các công việc và hoạt động. Kèm theo đó sự kỳ thị dần dần mất đi. Tuy nhiên câu hỏi "làm thế nào để giúp đỡ người khuyết tật hiệu quả?" vẫn còn là vấn đề của toàn xã hội.
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 750 triệu người trên thế giới bị khuyết tật. 80% người khuyết tật sống ở các nước đang phát triển. 10% dân số ở các nước nghèo là người khuyết tật. Trên thế giới cứ 10 trẻ em thì có 1 phải đối mặt với tình trạng khuyết tật. Chỉ 2-3% trẻ em khuyết tật ở các nước nghèo được đến trường.
    Những con số nói trên còn thấp hơn nhiều so với con số thực tế do người khuyết tật thường bị cộng đồng xa lánh, cô lập vì vậy họ thường không được có mặt trong những báo cáo điều tra dân số. Các gia đình thường dấu diếm những đứa trẻ khuyết tật và loại chúng ra khỏi những hoạt động của gia đình và cộng đồng.
    Con người có thể bị khuyết tật về mặt thể chất (như bị liệt, cụt chân tay, điếc), về mặt tinh thần (như suy nhược, rối loạn thần kinh sau chấn thương) hay là về mặt trí tuệ (như không có khả năng học tập). Một số người sinh ra đã bị khuyết tật, một số khác bị khuyết tật do kết quả của một tai nạn. Khuyết tật từ ở mức độ vừa phải đến trầm trọng, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Với sự giúp đỡ của một cộng đồng biết thông cảm, được giáo dục tốt và có những cơ hội nghề nghiệp, người khuyết tật có thể tiến bộ.
    Trước đây, mỗi khi nói đến trẻ khuyết tật một số người gọi trẻ bằng những từ miệt thị, gán cho cái nhãn như mù điếc, câm, què Cũng từ các tiếp cận đó, mà dẫn tới coi thường, xem nhẹ khả năng của trẻ. Bởi vì khái niệm mù, điếc, câm đồng nghĩa với tàn tật, mà đã tàn tật thì trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    Để xóa bỏ quan điểm này, ngày nay người ta hiểu trẻ khuyết tật là trẻ em chậm phát triển. Những trẻ chậm phát triển không có nghĩa là mất hết khả năng. Nếu có cơ hội học tập, các em có thể phát triển tốt khả năng của mình để trở thành người hữu ích. Ngược lại, nếu gia đình, cộng đồng bỏ rơi các em hoặc không biết cách chăm sóc, giáo dục thì các em khó tránh khỏi tàn phế và thực sự là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ngay cả một đứa trẻ bình thường, nhưng không có cơ hội học tập, rèn luyện, không sống trong môi trường thuận lợi thì cũng trở thành mối lo cho gia đình và xã hội. Về mặt giá trị, trẻ khuyết tật cũng là một con người như mọi con người như mọi trẻ em bình thường, đều có những đặc điểm cơ bản giống nhau.
    Trong những năm qua, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật như: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục, Pháp lệnh người tàn tật đồng thời, Việt Nam cũng đã ký Công ước Quốc tế về Người khuyết tật. Đồng thời đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng thông qua giáo dục hòa nhập để các em khuyết tật cùng học chung với những trẻ không khuyết tật, và đã đạt được những thành công nhất định. Số lượng trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập đã tăng lên đáng kể. Thông qua giáo dục hòa nhập thì các em cũng đã có những thay đổi tích cực về tình trạng bệnh của mình cũng như có thể học tập, sinh hoạt với các bạn không khuyết tật trong lớp
    Thông qua những kết quả đạt được thì chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật đã đề ra mục tiêu là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ khuyết tật được đi học.
    Giáo dục hòa nhập là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao không chỉ đối với gia đình có trẻ khuyết tật, mà chính với bản thân trẻ khuyết tật và cả toàn xã hội, Khi được giáo dục hòa nhập với những bạn bình thường thì các em sẽ được nâng cao năng lực không những về trí tuệ mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
    Trên đây là những lý do mà Sinh viên lựa chọn đề tài “Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. Thông qua đề tài này Sinh viên mong rằng với những mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ thì ngành giáo dục Việt Nam sẽ mang lại cho trẻ khuyết tật có được cơ hội bình đẳng, được trợ giúp phát triển tối đa tiềm năng để có thể tham gia đóng góp tích cực cho xã hội
    Qua bài báo cáo này Sinh viên xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Thị Dung đã cung cấp những kiến thức và hướng dẫn Sinh viên làm chuyên đề.
    Do thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh những sai sót, Sinh viên mong được sự đóng góp ý kiến của Giáo viên để bài được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    II. KẾT LUẬN.


    Hòa nhập cộng đồng, đó là điều mà mỗi con người sinh ra đều có quyền được hưởng và cũng không ai muốn mình bị xa lánh hay bỏ rơi trong cộng đồng. Thế nhưng trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận những người mong muốn được hòa nhập với cuộc sống, với mọi người trong xã hội nhưng không dễ dàng gì bởi vì do mặc cảm với bản thân, vì mọi người kỳ thị, xa lánh đó chính là những đứa trẻ không may mắn bị khuyết tật, không có một cơ thể hoàn thiện như bao đứa trẻ bình thường khác.
    Hòa nhập không dễ dàng gì với những đứa trẻ kém may mắn đó, cũng chính vì lẽ đó mà mỗi cá nhân trong cộng đồng cần giúp đỡ các em để các em có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào tình thương giữa con người với nhau, để đó chính là cầu nối để giúp các em hòa nhập cộng đồng như bao đứa trẻ bình thường khác.
    Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chính là cầu nối giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng thông qua việc học tập những kiến thức, kỹ năng trong sinh hoạt ngày. Giáo dục hòa nhập với những bạn bình thường khác chính là môi trường thuận lợi giúp các em có cơ hội được học tập, vui chơi, được yêu thương.
    Trẻ khuyết tật nào cũng cần được giáo dục hòa nhập để nâng cao năng lực không chỉ về trí tuệ mà cả về các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày để các em có thể tự mình chăm sóc bản thân, để các em không còn mặc cảm mình là người không có ích.
    Hy vọng rằng mục tiêu của chiến lược giáo dục vào năm 2010 sẽ có khoảng 75% trẻ khuyết tật được giáo dục hòa nhập sẽ là con số trở thành hiện thực, để trẻ khuyết tật nào cũng được đến trường, được học, được giao lưu với những bạn không khuyết tật trong môi trường yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
    Giáo dục hòa nhập chính là việc “nâng cánh” để trẻ khuyết tật bước vào đời với một tương lai tươi sáng hơn./.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO.


    1. Số liệu thống kê phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
    2. Báo quân đội nhân dân online, ngày 16/6/2006.
    3. Website http://vietnamnet.vn
    4. Pháp lệnh người tàn tật, số 06/1998/PL- UBTVQH
    5. Luật người khuyết tật dự thảo lần 5, Quốc hội khóa 12.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...