Luận Văn Thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường thcs chu văn a

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp


    Trình độ: Đại học


    Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục vừa được coi là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển xã hội.
    Đạo đức là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗi con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách con người. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hoặc trong luận ngữ của Khổng Tử khẳng định: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ghi: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ”.
    Trong thông báo kết luận của bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 có viết: “ .Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông chỉ mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kĩ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1
    Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường thcs
    Chương 2
    Thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường thcs
    chu văn an - quận tây hồ - tp hà nội
    Chương 3
    Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường chu văn an quận tây hồ tp hà
     
Đang tải...