Luận Văn Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã Mỹ Thành, Lạc Sơn - Hoà Bình

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Gia đình là đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con trẻ và có ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đắt nước đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng của con người. Đó là sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và nhân cáh của con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.

    Giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi của nội dung giáo dục. Nó giữ vị trí chủ đạo và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách để hình thành nên những phẩm chất đạo đức cho thiếu niên, giúp các em xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hình thành nhân cách.

    Hiện nay, kinh tế đất nước có những biến chuyển tích cực và không ngừng phát triển, nên đời sống của gia đình cũng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ của các bậc làm cha, mẹ mải lo kiếm tiền, ham lợi công danh, phó mặc con cái mình cho nhà trường, cho xã hội. Họ cho rằng chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho con về vật chất là con trẻ có thể sống thoải mái và được phát triển về mọi mặt. Chính vì điều đó họ đã quên đi, xao nhãng trách nhiệm dạy dỗ con cái của mình. Bên cạnh đó con trẻ đang chịu ảnh hưởng các hiện tượng sống buông thả, vô trách nhiệm, thực dụng, cư sử vô văn hoá hàng ngày hàng giờ. Thực tế cho thấy gần đây hiện tượng trẻ em hỗn láo với cha mẹ, vô lễ với thầy cô, gây gổ đánh lộn, lừa đảo, trộm cắp v.v không còn là những trường hợp cá biệt.

    Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình đang đặt ra hàng loạt những vấn đề bức xúc cần nghiên cứu và ga.

    Xuất phát từ đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã Mỹ Thành, Lạc Sơn - Hoà Bình” là đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.


    2. Đối tượng nghiên cứu.

    Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình tại xã Mỹ Thành, Lạc Sơn, Hoà Bình.


    3. Mục đích nghiên cứu

    Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình tại xã Mỹ Thành, Lạc Sơn, Hoà Bình hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình hiện nay.


    4. Khách thể nghiên cứu

    Khách thể nghiên cứu của đề tài này có:

    - 150 thiếu niên là học sinh trường trung học cơ sở xã Mỹ Thành - Lạc Sơn - Hoà Bình trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.

    - 150 bậc phụ huynh học sinh ở xã Mỹ Thành, Lạc Sơn, Hoà Bình, là chủ thể của công tác giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình.

    - 20 thầy cô giáo chủ nhiệm lớp tại trường trung học xã Mỹ Thành, Lạc Sơn, Hoà Bình, cùng với các ông bà làm công tác quần chúng trong xã Mỹ Thành, những người trực tiếp tham gia phối hợp với gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên.

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...