Luận Văn Thực trạng giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Thành phố Hà Nội


    Lời Mở Đầu​
    Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị văn hố và xã hội của cả nước, là một trong hai đô thị đặc biệt đang đứng trước những thời cơ và thách thức trong thời kỳ hội nhập. Kể từ khi nước ta ra nhập WTO Hà Nội ngày càng được chú ý hơn với tư cách là thủ đô của một quốc gia. Thực hiện nghị quyết của Chính phủ đưa Hà Nội không những là trung tâm kinh tế, chính trị văn hố và xã hội của cả nước mà còn là một đô thị hiện đại mang tầm cỡ khu vực và thế giới trở. Để thực hiện nghị quyết này Đảng bộ và nhân dân Thành phố đã từng bước đạt được những thành tựu về kinh tế và xã hội. Cụ thể là trong thời kỳ 2000- 2005 tổng GDP thành phố tăng 11.25% cao hơn mức bình quân của cả nước. Tuy vậy Hà Nội vẫn đang đứng trước những thách thức lớn của một đô thị như vấn đề ô nhiễm, lao đông và việc làm, nhà ở, giao thông vận tải Trong đó đặc biệt là vấn đề ùn tắc giao thông là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Để giải quyết vấn đề này Thành phố đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay, mà một trong những biện pháp mà Thành phố đang chú trọng tới là việc mở rộng hoặc lam mới các con đường nhằm đáp ứng các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng giao thông mà một đô thị cần có, mà theo các nhà nghiên cứu thì tỷ đất dành cho giao thông chiếm từ 20-25% diện tích đất đô thị là hợp lý, điều này rất phù hợp với chủ trương và đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước và nó cũng nằm trong chiến lược phát triển giao thông Hà Nội từ nay đến năm 2020. Để làm được điều này Thành phố đã có rất nhiều lỗ lực trong việc giải phóng mặt bằng để mở rộng thêm các con đường và làm thêm những con đường mới, nhưng một tình trạng chung đang diễn ra hiện nay là; vốn đầu tư vào các công trình rất là lớn trong khi ngân sách Thành phố chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, và vốn để đầu tư vào các công trình này chủ yếu là vốn đi vay và vốn viện trợ ODA của nước ngồi; một thực trạng nữa là chí phí dành cho giải phóng mặt bằng của các dự án này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư vào dự án, có dự án tiền đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tới trên 80% tổng số vốn đầu tư, nhưng khi các tuyến đường mở ra thì việc thu lợi từ việc gia tăng giá đất ở hai bên đường chủ yếu thuộc về các hộ và các tổ chức bỗng nhiên được ra mặt đường trong khi đó Thành phố đã mất một số vốn lớn để đầu tư vào công trình lại không được hưởng lợi gì khi giá đất các căn hộ hai bên đường tăng lên . Thêm vào đó các chính sách nhằm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Thành phố thu hồi đất trở lên không phù hợp với thức tế hiện nay. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khi tiến hành xây dựng các con đường trong khu vực đô thị Hà Nội và đưa ra một số chính sách về giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội. Bài viết sẽ đánh giá tình hình phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và việc đền bù giải phóng mặt bằng khi mở các tuyến đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay. Từ các bước đánh giá trên sẽ đưa ra một số chính sách về giải phóng mặt bằng nhằm giảm chi phí xây dựng các tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    Để đề tài được thành công em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Sở Tài nguyên- Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội, cô Bùi thị hồng Lan đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập.
    I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    - Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội từ 2001- 2010 thì hệ thống giao thông Thành phố sẽ được đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng nhất là các nút giao thông trong nội thành nhằm giải toả tình trạng ách tắc giao thông và nâng tỷ lệ đất đô thị giành cho giao thông từ 6,1% hiện nay lên 11-12% vào năm 2005 và 15-16% vào năm 2010. Hồn thiện cơ bản mạng lưới nội đô, hướng tâm, nối khu vực; xây dựng xong 3 đường vành đai; nối đường 5 kéo dài vào đường Thăng Long; xây dựng xong Cầu Thanh Trì, Cầu Tứ Liên, cải tạo cầu Long Biên; Xây dựng đường cao tốc nối Sóc Sơn- cầu Thăng Long- Triều Khúc- cầu Thanh Trì và nối vào cầu Giẽ; phát triển giao thông đường thuỷ, đường hàng không. Tăng nhanh tốc độ phát triển vận tải hành khách công cộng: xe buýt, xe điện, taxi, đưa tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2005 lên 20-25%, năm 2010 đạt 40%; chuẩn bị điều kiện triển khai dự án xe điện ngầm vào năm 2008.
    - Theo chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố giai đoạn 2001- 2010 thì phần diện tích đất giành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đến năm 2010 là vào khoảng từ 15-16% theo đó thì một phần việc quan trọng là giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình giao thông. Đây là một công việc quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nói chung và nó đặc biệt quan trọng trong xây dựng các công trình giao thông, bởi các công trình này thường diễn ra trên địa bàn rộng, khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, chi phí giải phóng mặt lớn và liên quan trực tiếp đời sống đến nhiều cá nhân. Và Hà Nội đang đứng trước những thách thức thực sự trong việc giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đó là chi phí giải phóng mặt bằng lớn và chính sách giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng những thực tế đang diễn ra.
    II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Những dự án mở đường đã thực hiện và những dự án đang thực hiện của thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay.
    - Các biện pháp thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng của Thành phố
    Hà Nội trong các dự án trên.
    III. Mục đích nghiên cứu đề tài
    - Tìm ra các biện pháp nhằm giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
    của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cá nhân, các tổ chức xã hội và chính quyền.
    - Đưa ra một số chính sách về giải phóng mặt bằng nhằm phục vụ chiến
    lược phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


    Phụ lục​Lời mở đầu 1
    Chương 1 Tổng quan về giải phóng mặt phục vụ cơ sở hạ tầng giao thông đô thị . 5
    1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông ở đô thị 5
    1.1.1 Khái niệm về cơ sở hạ tầng giao thông đô thị . 5
    1.1.2 Các bộ phận cấu thành cơ sở hạ tầng giao thông đô thị . 5
    1.1.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông đô thị . 6
    1.1.4 Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 6
    1.2 Giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển 7
    1.2.1 Một số khái niện 7
    1.2.1.1 Khái niệm về giải phóng mặt bằng . 7
    1.2.1.2 Khái niệm về GPMB phục vụ . 7
    1.2.2 Các bước tiến hành GPMB phục vụ . 8
    1.2.3 Hiệu quả thực hiện GPMB 9
    1.2.4 Chính sách GPMB . 10
    1.2.4.1. Điều kiện để được bồi thường hỗ trợ về đất 11
    1.2.4.2. Nguyên tắc bồi thường đất . 13
    1.2.4.3. Trường hợp thu hồi đất không được bồi thường . 14
    1.2.4.4. Căn cứ xác định loại đất mục, đích sử dụng đất . 15
    1.2.5 Chi phí đền bù phục vụ GPMB 15
    1.2.5.1 Khái niệm về chi phí đền bù phục vụ GPMB 15
    1.2.5.2 Các khoản mục . 17
    1.3. Kinh nghiệm GPMB . 17
    Chương 2 Thực trạng giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Thành phố Hà Nội 19

    2.1 Giới thiệu tình hình phát triển kinh tế xã hội 19
    2.2 Thực trạng phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 20
    2.3 Thực trạng GPMB phục vụ . 23
    2.4 Chính sách GPMB 25
    2.4.1. Giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất . 26
    2.4.2. Bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp . 27
    2.4.3. Bồi thường đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 29
    2.4.4. Bồi thường đối với đất nông nghiệp . 30
    2.4.5. Bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng có phép . 31
    2.4.6 Các chính sách hỗ trợ khác 35
    2.5 Chi phí đền bù GPMB phục vụ phát triển 36
    2.6 Một số đánh giá về công tác GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 40
    2.6.1 Về chính sách . 40
    2.6.2 Về chi phí 43
    Chương 3 Giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội . 44

    3.1 Định hướng phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội . 44
    3.2 Giải pháp thực hiện hiệu quả GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 47
    3.2.1 Một số giải pháp chung 47
    3.2.2 Một số giải pháp về chính sách 47
    3.2.3 Giải pháp về giảm chi phí đền bù 48
    3.3 Một số kiến nghị khác . 50
    Kết luận . 51

    Ghi chú
    GPMB: Giải phóng mặt bằng
    CSHTGT: Cơ sở hạ tầng giao thông
    UBND: Uỷ ban nhân dân
     
Đang tải...