Đồ Án Thực trạng &Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng &Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc


    A –LỜI NÓI ĐẦU.


    Thành tựu to lớn mà nông nghiệp nông thôn (NN, NT) đạt được trong những năm qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng , thế mạnh của các đơn vị , thành phần kinh tế trong đó có kinh tế hộ nông dân (HND).

    Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ , được coi trọng khuyến khích phát triển trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước.

    Trong chiến lược phát triển (NN,NT) Đảng ta chỉ rõ “Bản thân kinh tế hộ nông dân có vị trí không thể thay thế được. Do vậy, việc tăng cường vai trò, vị trí của kinh tế HND trong tình hình hiện nay là đòi hỏi tất yếu nhất là khi chúng ta coi “cả trước mắt và lâu dài nông nghiệp và nông thôn nước ta có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến phát triển và ổn định kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước” .

    Đất nước ta hiện nay hình thức nông trại còn ít và ở trình độ thấp, các hộ chủ yếu vẫn là sản xuất tự cấp , tự túc nhưng đang xuất hiện ở một số nơi đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc , các vùng kinh tế mới, vùng cây công nghiệp, cây lâu năm,vùng nuôi trồng thuỷ sản với trình độ canh tác tương đối cao theo hướng sản xuất hàng hoá đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên phần lớn các nông hộ vẫn là tiểu nông, thuần nông, sản xuất nhỏ là chủ yếu , còn nhiều mặt hạn chế.

    Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế HND trong thời kỳ mới tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế trang trại và hợp tác hoá , đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. Chính vì vậy, mà em đã chọn đề tài này. Bao gồm ba phần:


    Phần I : Cơ sở lý luận và thực tiễn vè phát triển kinh tế hộ nông dân.
    Phần II: Thực trạng và quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phái Bắc.
    Phần III : Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
     
Đang tải...