Luận Văn Thực trạng, giải pháp phát triển công viên Thiên Đường Bảo Sơn trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?PHầN Mở ĐầU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có tốc độ phát triển vượt bậc về mọi
    mặt, đời sống nhân dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu
    thưởng thức về văn hóa, nghệ thuật của mọi người dân trong xã hội ngày một đòi
    hỏi cao hơn. Vì vậy có rất nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng nhằm đáp ứng
    nhu cầu khác nhau c?a m?i ngu?i trong xã hội. Có thể nói: vui chơi giải trí hiện
    nay đã trở thành một hoạt động xã hội đích thực, hơn thế nó còn có thể trở thành
    một hướng đi đầy triển vọng trong hoạt động kinh tế của đất nước, được Đảng và
    Nhà nước ta quan tâm thích đáng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, phần nói về
    chiến lược phát triển văn hóa có đoạn viết: “Tăng nhanh mức đầu tư của nhà nước
    và của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân ngày
    càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ
    thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa.
    Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây
    dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể
    thao, khu vui chơi giải trí” 1. Điều cần nhấn mạnh ở đây là, lần đầu tiên việc phát
    triển khu vui chơi giải trí được ghi vào Nghị quyết Đảng và sau đó sẽ trở thành các
    chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay, hiện trạng du lịch giải trí
    của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũn nghèo nàn của các hình thức vui
    chơi giải trí, yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong chất lượng dịch vụ trong khi
    nhu cầu giải trí, thư giãn của người dân ngày càng gia tăng đặt ra những bài toán
    cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng và phát triển các khu du lịch hoặc khu vui
    chơi giải trí độc đáo.
    Kế thừa những tinh hoa và uy tín của thương hiệu Bảo Sơn, mở rộng các lĩnh
    vực nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, phát huy tổng lực làm đà phát triển
    cho thương hiệu tập đoàn, công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên đường Bảo
    Sơn ra đời như một xu thế tất yếu góp phần làm đa dạng hóa các loại hình vui chơi
    giải trí của thủ đô, nhằm giải quyết nhu cầu tìm hiểu, thư giãn của người dân sau
    những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Là một phần trong tổng thể dự án xây

    dựng phát triển khu đô thị mới tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, công
    viên Thiên đường Bảo Sơn (Bao Son Paradise Theme Park) đựợc coi là khu vui chơi
    giải trí có công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam với những nét đặc sắc nhất của
    thiên nhiên và văn hóa Việt. Tọa lạc tại Km 8 đường Láng - Hòa Lạc - cửa ngõ của
    Hà Nội về hướng Tây, khu công viên này trải dài trên 20 hecta với 16 khu vui chơi
    giải trí công nghệ cao, lôi cuốn và hấp dẫn nhất hiện nay. Đây là tổ hợp sinh thái
    đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam được xây dựng và phát triển cảnh quan nhằm đáp
    ứng mục tiêu kép là cung cấp dịch vụ giải trí và du lịch văn hóa tiêu chuẩn quốc tế.
    Đây cũng sẽ là khu giải trí duy nhât hoàn thiện cả khu kinh tế và du lịch. Tại đây
    bạn sẽ được chiêm ngưỡng nền văn hóa và kiến trúc cổ Việt Nam, mô hình Việt
    Nam thu nhỏ với những nét đặc sắc mà thiên nhiên và tạo hóa đã ưu đãi cho riêng
    con người, đất nước hình chữ S này. Mặc dù đựợc các nhà đô thị học đánh giá rằng:
    trong tương lai không xa khi dự án An Khánh tại khu vực này được hoàn thiện thì
    chắc chắn công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên đường Bảo Sơn sẽ thu hút
    được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước, tuy nhiên khu công viên
    này mới mở cửa đón khách, vậy nên trong bước đầu hoạt động của mình chắc chắn
    sẽ không tránh khỏi những hạn chế về công tác quản lý, về chất lượng dịch vụ và
    phục vụ. Bên cạnh mục đích chính là giới thiệu cho du khách hiểu rõ hơn về văn
    hóa, con người Việt Nam, người viết còn mong muốn thông qua việc tìm hiểu khu
    công viên này nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt cũn khi?m
    khuy?t, trên cơ sở đó sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp của cá nhân nhằm gúp
    m?t ph?n nh? cho Công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên đường Bảo Sơn thật
    sự xứng đáng là cửa ngõ du lịch mới của Hà Nội. Vì những lý do phân tích ở trên,
    tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng, giải pháp phát triển công viên Thiên đường
    Bảo Sơn trở thành điểm du lịch hấp dẫn
    ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
    mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Giới thiệu cho du khách một địa điểm vui chơi giải trí khá lý tưởng của thủ
    đô Hà Nội, giúp cho khách du lịch tìm được sự thư giãn và thoải mái tại Thiên
    đường Bảo Sơn sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
    Tái hiện lại không gian sinh hoạt của người dân Hà thành cuối thế kỉ XIX

    đầu thế kỉ XX qua một góc nhỏ của Phố cổ Hà Nội hay thông qua khối óc và bàn
    tay khéo léo của người nghệ nhân tại khu làng nghề trong Thiên đường Bảo Sơn,
    chúng ta hiểu hơn về những làng nghề thủ công cổ truyền của dân tộc, thấy tự hào
    về sự tài hoa của cha ông mình trong quá khứ. Đây cũng là một cách thức giáo dục
    trực quan rất hiệu quả đối với tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam.
    Với việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong các hạng
    mục, công trình tại khu công viên, điều này đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt khụng
    đơn điệu đối với du khách trong quá trình tham quan để nơi đây thật sự trở thành
    điểm du lịch “giữ chân” được khách thập phương.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Mụ hỡnh khụng gian, tổng thể kiến trúc xây dựng khu công viên giải trí và
    du lịch văn hóa Thiên đường Bảo Sơn.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Tìm hiểu khỏi quỏt về khu công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên đường
    Bảo Sơn chú ý tới khu vực dịch vụ, đặc biệt là: Khu phố cổ, khu ẩm thực, khu làng
    nghề.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Bài khóa luận được hoàn thành là sự tổng hợp của nhiều phương pháp tiếp
    cận: thu thập tài liệu, so sánh, đối chiếu tài liệu, nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp.
    6. Bố cục khoá luận
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài khóa luận được chia thành 3 chương gồm:
    Chương I: Tổng quan về khu công viên Thiên đường Bảo Sơn
    Chương II: Hệ thống sản phẩm và th?c tr?ng ho?t d?ng của khu công
    viên Thiên đường Bảo Sơn
    Chương III: Giải pháp phát triển công viên Thiên đường Bảo Sơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...