Luận Văn Thực trạng, Giải pháp nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng, Giải pháp nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ VN


    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ khi hoà bình độc lập lại năm 1954, miền Bắc nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH với đặc điểm như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đặc điểm lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải qua giai đoạn phát triển TBCN".
    Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN , cùng quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta từ đại hội VI đã mở ra mô hình kinh tế mới đó là mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đặc biệt Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: " Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phỉa cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài".
    Nền kinh tế mới đó là phải xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế có sự tiết của nhà nước. Trong nền kinh tế "mở" đó không thể thiếu được kinh tế hàng hoá đó là một mô hình kinh tế kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế. Song trong nền kinh tế hàng hoá không thể tránh khỏi những khó khăn khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên vấn đề đặt ra về phát triển nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ ở nước ta hiện nay đang được đặt ra hết sức bức thiết.

    Trong khuôn khổ bài đề án này, em không thể trình bày một cách đầy đủ về phát triển kinh tế hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ ở nước ta hiên nay nhưng em sẽ cố gắng tạo một cái nhìn khá tổng quát về vấn đề này. Tuy nhiên do trình độ nhận thức có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm vì thế em rất mong muốn có được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo. Em xin cảm ơn!





    ​CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
    ​1. Khỏi luận chung về kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
    a, Kinh tế hàng húa
    -Kinh tế hang húa là nền kinh tế cú sự phân công lao động và trao đổi hàng húa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiờu dựng.
    Để cho đơn giản, giả định nền kinh tế có hai cá nhân là A và B. Có sự phân công lao động (có thể dựa trên năng lực sản xuất) giữa hai người; A chuyên sản xuất gạo và B chuyên sản xuất thịt. Hai người sẽ đem trao đổi sản phẩm của mỡnh với nhau, nhờ đó mỗi người đều có cả gạo lẫn thịt. Khi sản phẩm được trao đổi, chúng trở thành hàng húa. Nền kinh tế hỡnh thành từ quan hệ trao đổi hàng hóa này chính là kinh tế hàng hóa.
    Có nhiều cơ chế trao đổi. Khi cơ chế trao đổi dựa trên giá cả thị trường, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế thị trường. Khi cơ chế trao đổi dựa trên những sắp xếp quy hoạch từ một trung tâm nào đó, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế kế hoạch. Kinh tế hàng húa là một hỡnh thỏi của nền sản xuất xó hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự cấp, trong đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua - bán trên thị trường; hỡnh thỏi quan hệ kinh tế thống trị của cỏc mối liờn hệ kinh tế là quan hệ hàng hoỏ - tiền tệ. Nú đối lập với kinh tế tự nhiên, trong đó hỡnh thỏi thống trị là cỏc quan hệ hiện vật. Theo Mac K. (K. Marx), KTHH là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển của xó hội theo tiến trỡnh: kinh tế tự nhiờn - kinh tế hàng hoỏ - kinh tế sản phẩm. Nền kinh tế xó hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản về tổng thể là một nền KTHH. Điều kiện chung của tồn tại sản xuất hàng hoá là phân công lao động xó hội và sự tỏch biệt (độc lập) kinh tế giữa những người sản xuất. Đặc trưng chung của KTHH trong bất kỡ chế độ xó hội nào là sự tồn tại hỡnh thỏi giỏ trị và thị trường, trong đó giá trị của hàng hoá - lượng lao động xó hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó, được đo bằng tiền tệ và mang hỡnh thỏi giỏ cả; quy luật đặc trưng của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị, và những quy luật liên quan như quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật hàng hoá được trao đổi theo nguyên tắc ngang giá
    Kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn còn, nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách quan. Thật vậy.
    - Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi, chẳng những không mất đi trái lại, ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự chuyên môn hoá và hợp tác háo lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mang tính quốc tế.
    - Trong nền kinh tế đã và đang tôn tại, nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Trình độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, giữa các xí nghiệp trong cùng một hình thức sở hữu vẫn chưa đều nhau. Trong điều kiện đó, giữa các doanh nghiệp còn có sự tách biệt về kinh tế nhất định. Việc hạch toán kinh doanh, phân phối và trao đổi còn cần thiết phải thông qua hình thái hàng hoá tiền tệ để thực hiện.
    Trên con đường đi của lịch sử phát triển kinh tế hàng hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện mô hình "kinh tế chỉ huy" hay mô hình hoá tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình này xét về mặt thực chất có sự xoá bỏ các thành phần kinh tế với tư cách là cơ sở kinh tế đó quan hệ hàng hoá hay kinh tế thị trường. Trong mấy thập niên gần đây, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ nhờ tác động và thúc đẩy của công nghệ mới và lực lượng sản xuất mới. Vì vậy, xu thế chuyển sang kinh tế thị trường, trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá đang có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở các nước xã hội chủ nghĩa.
    b, Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế ở đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi để bán trên thị trường. Nó là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường lấy tiền tệ làm môi giới.
    - Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường
    Ưu điểm:
    Ưu điểm của kinh tế thị trường là bốn vấn đề sản xuất cỏi gỡ, ai sản xuất, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được giải quyết rất hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thỡ giỏ cả hàng húa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thỡ cũng cú tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.
    Nhược điểm:
    Nhược điểm của kinh tế thị trường thể hiện ở những thất bại thị trường. Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bỡnh đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hoàn toàn hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phỏt.
    Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiờn). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...