Tiểu Luận Thực trạng & Giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu tại Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    ​ Việt nam đang trong thời kì chuyển đổi phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Để tạo tiền đề cho công cuộc CNH – HĐH ngành xây dựng là yếu tố cơ bản đảm bảo cơ sở vật chất cho đất nước nên luôn được Nhà nước quan tâm chú trọng.
    Việc Nhà nước ban hành Quy chế Đấu thầu đã trở thành một công cụ hữu hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng cơ bản. Quy chế Đấu thầu ngày càng được hoàn thiện điều này buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại thì không ngừng ngày càng nâng cao năng lực của mình, đảm bảo chất lượng công trình cũng như hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của ngành xây dựng. Như vậy, doanh nghiệp nào đảm bảo được các điều kiện tiêu chuẩn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác.

    Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, được tiếp cận với kiến thức thực tế, tiếp thu và học hỏi những kiến thức thực tế về đấu thầu nên em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu tại Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông”
    Nội dung chuyên đề được chia thành 3 phần:
    Chương I: Lý luận chung về đấu thầu.
    Chương II: Hoạt động đấu thầu của Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông.
    Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông.
    Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Minh cùng các anh chị cán bộ phòng Kế hoạch – XN XDCTGT đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian và khả năng có hạn , chuyên đề của em không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong thầy và các anh chị góp ý để em hoàn thành chuyên đề này tốt hơn.

    CHƯƠNG I.
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU

    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU.
    1. Khái niệm về đấu thầu.

    Đấu thầu được xem là một phương thức ưu việt trong mua bán hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động đấu thầu được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, người bán thì nhiều mà người mua thì ít. Để nhận thầu được công trình các nhà thầu không ngừng nâng cao năng lực của mình, tập chung nguồn lực để tham gia đấu thầu, hoàn thiện phương pháp lập hồ sơ dự thầu .
    Thuật ngữ đấu thầu đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ xa xưa. Theo từ điển tiếng Vệt thì đấu thầu được giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, ai nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng”.
    Theo từ điển Bách khoa Việt nam 95 thì đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình công bố giá mà mình muốn nhận. Người nào có điều kiện phù hợp với mức giá thấp nhất sẽ được lựa chọn.
    Theo nghị định số 14/ 2000/NĐ - CĐ kèm theo nghị định 88/ 1999/NĐ - CĐ thì đấu thầu được hiểu là “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu”.
    - Bên mời thầu: là chủ đầu tư , chủ dự án công trình hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ đầu tư , chủ dự án được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
    - Nhà thầu : là tổ chức kinh tế có đẩy đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu.
    Mục tiêu của công tác đấu thầu là trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, tính công bằng và minh bạch trong quá trình đầu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của các dự án.
    2. Điều kiện thực hiện đấu thầu.
    ã Điều kiện chung:

    - Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư do người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền quyết định.
    - Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    - Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    ã Đối với bên Nhà thầu.
    - Có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền cuả nhà sản xuất.
    - Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
    - Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu dù đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trong trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là một nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính liên danh hoặc đơn phương.
    ã Đối với bên mời thầu: Không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức.

    3. Các phương thức đấu thầu.

    ở Việt nam hiện nay có 3 phương thức đấu thầu. tuỳ theo quy mô và tính chất của các dự án mà có các phương thức đấu thầu cho phù hợp.

    -Đấu thầu một túi hồ sơ :là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. Theo phương thức này cùng một lúc nhà thầu phải nộp cả đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong một túi hồ sơ, khi mở hồ sơ thì đồng thời mở đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính , đề xuất tài chính của các nhà thầu đều được bên mời thầu nắm được.
    - Đầu thầu hai túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Ngoài ra tính điểm tổng hợp cho cả hai đề xuất tài chính và kỹ thuật tuỳ theo phương thức đánh giá hồ sơ dự thầu những đề xuất tài chính của những nhà thầu không đạt yêu cầu về kỹ thuật được giữ bí mật ở Việt Nam phương thức này luôn được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, trên thế giới áp dụng cả với đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá, với những công trình có đặc tính kỹ thuật đặc biệt, đảm bảo tính khách quan khi lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật.
    -Đầu thầu hai giai đoạn:
    Phương thức này áp dụng cho các trường hợp sau
    +Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên:
    +Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
    + Dự án hợp đồng theo kiểu chìa khoá trao tay.
    Quá trình thực hiện phương thức này như sau
    a. Giai đoạn thứ nhất:
    Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sư bộ gồm đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ chính thức của mình.
    b. Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
     
Đang tải...