Tiểu Luận Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦUTrong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, sự di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển. Sự di chuyển đó được quyết định bởi đầu tư quốc tế ( bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Cùng với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng. Dòng đầu tư này đang vận động theo nhiều chiều, dưới nhiều hình thức và ngày càng có xu hướng tự do hóa.
    Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Muốn phát triển nhanh các nước cần phải lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường lao động . của nhiều nước. Song nguồn FDI trên thế giới là có hạn mà nhu cầu về nó ngày càng lớn. Nó càng trở nên bức thiết trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và phân công lao động quốc tế sâu rộng ngày nay.
    Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế của mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm trong nước. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Và thực tế việc gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đã đem lại cho nước ta rất nhiều lợi thế trong việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn từ các nước bên ngoài để phát triển như: nguồn vốn ODA, FDI .
    Trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam mà đặc biệt là FDI của Nhật Bản, đã gia tăng một cách nhanh chóng và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế và xã hội của nước ta. Chính vì thế tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “ Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam”. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức nên không tránh khỏi những sai sót. Mong cô giáo và các bạn góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn.
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ ĐẦU TƯ 2
    II. CƠ CẤU VỐN ĐÀU TƯ 5
    1. Cơ cấu theo ngành. 5
    2. Cơ cấu theo địa phương. 9
    3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư. 13
    III. ĐỘNG CƠ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN KHI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 14
    IV. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 15
    1. Những thuận lợi cơ bản. 15
    2. Khó khăn. 19
    V. CHIẾN LƯỢC TẠI ĐÔNG Á VÀ VIỆT NAM 20
    1. Chiến lược tại Đông Á 20
    2. Chiến lược FDI của Nhật Bản tại Việt Nam 21
    KẾT LUẬN 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...