Báo Cáo Thực trạng, dự báo và kiến nghị chính sách về vấn đề già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ 2
    TÓM TẮT TOÀN VĂN 6
    I. GIỚI THIỆU 11
    1. Già hóa dân số: Một vấn đề kinh tế và xã hội cần phải được quan tâm 12
    2. Mục tiêu và phạm vi của báo cáo 13
    3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu 13
    4. Nội dung báo cáo 13
    II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI 15
    1. Đặc điểm nhân khẩu học 16
    2. Đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần của người cao tuổi 21
    3. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 25
    4. Hoạt động kinh tế, thu nhập và tình trạng nghèo của người cao tuổi 30
    5. An sinh xã hội cho người cao tuổi 36
    III. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM 39
    1. Nhóm chính sách an sinh xã hội 42
    1.1. Đối với bảo hiểm xã hội (BHXH) 42
    1.2. Đối với bảo hiểm y tế (BHYT) 45
    1.3. Đối với trợ cấp xã hội 46
    2. Nhóm chính sách dịch vụ chăm sóc người cao tuổi 47
    3. Nhóm chính sách về thể chế, tổ chức 49
    IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 51
    KẾT LUẬN 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
    Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao tuổi Việt
    Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số. Theo
    Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc
    (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước vào thời kỳ già hóa khi tỷ lệ người cao tuổi
    chiếm hơn 10% tổng dân số. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì
    tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm
    2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017.
    Giống như việc gia tăng dân số, dân số già hóa cũng gây ra nhiều thách thức
    cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội.
    Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng dân số già hóa còn tác động mạnh
    đến mối quan hệ gia đình, lối sống, hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống
    hưu trí quốc gia. Vì lý do đó mà các vấn đề liên quan đến già hóa dân số được coi
    trọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam trong thập kỷ tới
    cũng như dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2015. Vấn đề
    này cũng được đề cập đến trong nhiều chiến lược quốc gia khác nhau, ví dụ như
    Chiến lược Dân số và Sức khỏe Sinh sản, các chiến lược và chính sách của một số
    lĩnh vực khác.
    Báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một
    số khuyến nghị chính sách” được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khởi xướng
    trong khuôn khổ chương trình Kế hoạch Một Liên hợp quốc. Báo cáo này nhằm
    mục tiêu cung cấp những thông tin và phân tích kỹ lưỡng, toàn diện về các vấn đề
    có liên quan đến già hóa dân số cũng như những gợi ý chính sách giải quyết vấn
    đề già hóa dân số trong những năm tới.
    Chúng tôi trân trọng cảm ơn TS. Giang Thanh Long của ĐH Kinh tế Quốc dân đã
    hoàn thành báo cáo này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp từ Ban
    Tuyên giáo Trung ương Đảng; Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Bộ Y tế; Bộ
    Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng cục Thống kê, Tổng cục Dân số - Kế hoạch
    hóa gia đình, Hội người cao tuổi Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
    của Liên hợp quốc và các chuyên gia của các tổ chức trong và ngoài nước cho
    những đóng góp hữu ích đối với báo cáo này.
    Chúng tôi trân trọng giới thiệu báo cáo này đến tất cả các nhà hoạch định chính
    sách, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn - những người quan tâm đến tăng
    trưởng kinh tế bền vững, vì người nghèo và vì những nhóm dân số yếu thế nhất.
    Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những bằng chứng cho những ai đang
    thực hiện các công việc liên quan đến phát triển xã hội tổng thể, an sinh xã hội và
    tiếp cận toàn dân tới y tế và giáo dục có chất lượng.
    Bruce Campbell
    Trưởng Đại diện
    Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...