Luận Văn Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [/TABLE]


    1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

    Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng được mọi người nói tới, nhắc tới và nghĩ tới bằng nhiều tình cảm khác nhau. Là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có sông Tiền, sông Hậu và các chi lưu nhỏ của sông Mê Kông chảy ra biển mà nhân dân ta từ xưa quan niệm là chín con rồng (Cửu Long) phun nước để tưới vùng đất đai này. Đây là vùng đất của lúa gạo, tôm, cá, miền đất của cây trái, mưa thuận gió hoà và đất của những anh hùng trong quá trình mở đất và giữ đất.
    Về phương diện dân cư, đồng bằng sông Cửu Long là hỗn hợp dân cư từ nhiều nguồn địa phương khác nhau, đa dạng về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ phát triển xã hội và văn hoá giữa các khu vực trong vùng cũng như lối sống, phong tục tập quán, phương thức canh tác, phong cách làm ăn không hoàn toàn như nhau.
    Về phương diện dân tộc, đồng bằng sông Cửu Long ngay từ buổi đầu lịch sử khai phá và hình thành vùng đất này đã có hỗn hợp giữa tộc người Việt, Khmer, Hoa, Chăm. Trong đó tộc người Việt và văn hoá Việt đã trở thành nhân tố phát triển cơ bản bên cạnh sự hoà hợp với văn hoá tộc người Chăm, Khmer và văn hoá của các cư dân địa phương ở các vùng ven biển Nam Trung Hoa. Tính chất bao trùm trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là sự hoà hợp và phát triển những yếu tố văn hoá và dân tộc người Việt là chủ đạo. Song những đặc trưng của văn hoá của các dân tộc người anh em khác vẫn tồn tại sâu đậm trong nông thôn nhiều vùng đặc biệt ở An Giang. Thể hiện rõ nét nhất là sự hoà hợp giữa ba tộc người Việt, Khmer, Hoa về hiện tượng nói ba thứ tiếng, sự vay mượn qua lại những yếu tố văn hoá và phong tục tập quán của người Việt, người Khmer, người Hoa.
    Chúng ta có thể nhận thấy được sự hoà hợp và đa dạng về mặt dân cư và quá trình giao lưu xích lại gần nhau giữa các dân tộc ở vùng này là một hiện tượng lịch sử có tính quy luật bắt nguồn từ lịch sử di dân và định hình ở vùng đất này.
    An Giang là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long. An Giang là tỉnh nông nghiệp nằm ở Tây Nam Tổ Quốc. Nơi con sông Mê Kông đổ vào đồng bằng Nam Bộ bằng hai dòng sông Tiền và sông Hậu - với tên gọi chung là sông Cửu Long. Vừa có đồng bằng vừa có núi non cùng với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, dân số khoảng 2.300.000 người vào năm 2005, An Giang là tỉnh đa dân tộc : người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm các dân tộc anh em đều định cư khá lâu đời trên mảnh đất này với truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và tạo nơi đây một bản sắc văn hoá riêng rất phong phú và đa dạng.
    Cùng với lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ, người Chăm đã định cư và sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, An Giang nói riêng. Với dân số trên một vạn người, chiếm số lượng đông nhất trong cộng đồng Chăm ở Nam Bộ.


    Tuy có chung nguồn gốc với người Chăm Nam Trung Bộ, nhưng trải qua quá trình định cư lâu dài tại vùng đất An Giang, họ có một vị trí riêng, bản sắc riêng rất độc đáo trong nền văn hoá Việt Nam, một sắc thái riêng trong ứng xử giao tiếp với tự nhiên, xã hội và bản thân, trong sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ Bản sắc đó đã hoà quyện và phát triển theo dòng lịch sử đấu tranh hào hùng của cộng đồng các dân tộc anh em ở An Giang. Cộng đồng người Chăm ở An Giang cũng góp phần không nhỏ cho bức tranh tươi đẹp của vùng đất mới này ngày hôm nay.
    Từ thực tế sinh hoạt đời sống của cộng đồng cư dân người Chăm ở An Giang trong tiến trình lịch sử và những thay đổi của nét sinh hoạt đó qua những biến động của thời gian cộng đồng Chăm đã có thích ứng và chuyển biến cùng với nhịp phát triển của xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ –XÃ HỘI – VĂN HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY ” làm đề tài luận văn.
    Cộng đồng người Chăm Hồi Giáo ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung cư trú ở An Giang. Về đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của cư dân ở đây trong buổi đầu định cư, dưới chế độ thực dân cũ và mới, sau giải phóng với sự giúp đỡ của chính quyền cách mạng đã từng bước giải quyết góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người Chăm được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc thông qua các chính sách chăm lo hỗ trợ cho cộng đồng Chăm về mọi mặt.
    Với một cái nhìn toàn diện luận văn sẽ góp phần tạo nên bức tranh đặc thù về kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng Chăm ở An Giang nói riêng và ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
    Trong quá trình cộng cư, các tộc người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm đã không ngừng học hỏi, giao lưu, đoàn kết, đùm bọc cùng nhau phát triển sẽ là một ý nghĩa quan trọng cho công việc xây dựng nông thôn mới ở miền biên giới tỉnh An Giang.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Như tên đề tài luận văn, đối tượng nghiên cứu là cộng đồng người Chăm ở An Giang trên bình diện tổng thể, xét trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá trong quá trình định cư, khai phá bảo vệ vùng đất mới này cũng như những đóng góp của người Chăm trong xây dựng phát triển đất nước. Thời điểm lịch sử được giới hạn là sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) đến nay.
    Với phạm vi nghiên cứu trên, luận văn đề cập đến những vấn đề cụ thể sau:

    - Sự hình thành và phát triển cộng đồng cư dân Chăm ở An Giang, những luồng di cư đông đảo của người Chăm từ Campuchia về Việt Nam tạo nên một cộng đồng cư dân đông đúc.
    - Từ việc nghiên cứu thực trạng đời sống của cộng đồng người Chăm ở An Giang trong quá khứ và hiện tại. Luận văn sẽ dựng lại bức tranh tổng quan về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng người Chăm ở An Giang.
    - Trên cơ sở đó luận văn đề cập đến những khuynh hướng biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng người Chăm ở An Giang trước yêu cầu phát triển của xã hội. Sự biến mất của


    những tập tục lạc hậu và việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc

    Chăm.

    Từ đó, tác giả đề xuất những chính sách đối với chính quyền địa phương và các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Chăm có thể phát huy vai trò của họ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng.


    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Thư tịch cổ Trung Hoa và các bộ sử trước đây của Việt Nam đã có những ghi chép về dân cư và các vương quốc Champa - Vương quốc cổ của tổ tiên người Chăm ngày nay.
    Tuy nhiên phải đến nửa cuối thế kỷ XIX trong sự phát triển chung của các ngành khoa học, người Chăm và các nền văn hoá của họ mới được nghiên cứu với tư cách là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Nền văn hoá ấy đã hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và đến nay việc nghiên cứu văn hoá Chăm ít nhiều mang tính chất quốc tế. Năm 1852, lần đầu tiên một bài khảo sát ngôn ngữ học của J.Crawful về từ vựng Chăm đồng thời mở đầu cho việc nghiên cứu về người Chăm và văn hoá Chăm theo chiều hướng mới. Phải đến thập niên 80, hoạt động nghiên cứu về người Chăm mới thực sự được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực và không ngừng tiến triển cho đến ngày
    nay.

    Ở người Chăm, tôn giáo chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của họ. Mỗi người Chăm sống trong cộng đồng của họ đều theo một tôn giáo nhất định và tạo nên 3 nhóm tín đồ (Chăm Jat, Chăm Bani, Chăm Islam) khiến cho sự kết tộc người diễn ra dưới tác động của quan hệ tôn giáo, có thể nói ở người Chăm vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề tôn giáo.
    Từ năm 1975, hoạt động nghiên cứu về người Chăm và văn hoá Chăm của các ngành khoa học xã hội Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh nhất là Dân tộc học và Khảo cổ học. Trong các hội thảo đó, số tham luận liên quan đến người Chăm của các tác giả Mạc Đường, Mad Mod chiếm một tỉ lệ đáng kể được tập trung trong tập kỷ yếu “ Những vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”. Mặt khác với kỷ yếu “Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long” với các tham luận của tác giả Văn Dương Thành, Văn Đình Hy đã khái quát khá sâu sắc về nét sinh hoạt trong đời sống vật chất, văn hoá văn nghệ của đồng bào Chăm theo đạo Islam ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, tác giả Mad Mod một lần nữa đã đóng góp vào hội nghị khoa học xã hội lần thứ nhất về đồng bằng sông Cửu Long một tham luận liên quan đến nhóm Chăm Hồi giáo ở đồng bằng sông Cửu Long với những nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội của nhóm cộng đồng này.
    Đến nay, thì đã có thêm nhiều chuyên khảo được xuất bản như văn hoá cổ Champa, lịch sử vương quốc Champa và các bài viết đăng tải trên các tạp chí và các công trình tổng hợp khác của các tác giả Phan An, Phạm Xuân Biên, Phan Văn Dốp. Qua đó các mặt sản xuất truyền thống, cơ cấu tổ chức xã hội, đời sống tinh thần của người Chăm đã được trính bày. Đáng chú ý là đã có hai luận án Phó tiến sĩ


    khoa học lịch sử nghiên cứu các hình thức văn hoá vật chất của người Chăm đã được bảo vệ là Phan Thị Yến Tuyết và Thành Phần. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều luận án tốt nghiệp Đại học chọn đề tài nghiên cứu về người Chăm và văn hoá Chăm.
    Trong suốt quá trình kể trên nhiều vấn đề có liên quan đến người Chăm đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu như tín ngưỡng và tôn giáo, hôn nhân và gia đình, nghề thủ công truyền thống của người Chăm, sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần Điều này phải kể đến công trình nghiên cứu của các tiến sĩ và phó tiến sĩ khoa học lịch sử như Trần Ngọc Khánh, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện Trong loạt bài đăng trên các tạp chí Dân Tộc, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á của các tác giả Bá Trung Phụ, Phạm Thị Vinh, Trần Nam Tiến, Châu Tấn Lực phần nào tái hiện lại những nét đẹp truyền thống nghi lễ cưới dân tộc Chăm, nét y phục Chăm và nghi lễ tôn giáo . Nhìn chung, các tác giả đã có sự đóng góp rất quan trọng làm phong phú bức tranh đời sống kinh tế, xã hội văn hoá của cộng đồng người Chăm ở Việt Nam.
    Người Chăm ở An Giang là một bộ phận của dân tộc Chăm đã tách khỏi cộng đồng của mình ở Trung Bộ và cùng cộng cư với người Việt, người Hoa, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.Công trình mang tính chất dân tộc học đầu tiên về người Chăm được Alubussìere viết năm 1880 “Rapportsur Les chams et les Malais de L’arrondis Sement” đã đề cập đến nếp sống của người Chăm (và người Mã Lai) ở Châu Đốc dưới tác động của đạo Islam. Sau này trong một chuyên khảo về cộng đồng Hồi giáo ở Đông Dương (thuộc Pháp) M.Ner đã nêu một số nét cơ bản về kinh tế, xã hội, giáo dục, tôn giáo của các làng Chăm Châu Đốc, tác giả cũng giới thiệu về những ngoại kiều theo Hồi giáo ở Sài Gòn và người Chăm Mã Lai theo Hồi giáo ở Campuchia. Có thể nói, đó là những công trình nghiên cứu về tôn giáo của người Chăm dựa trên “khảo sát thực địa” cho chúng ta biết về tình trạng tôn giáo của người Chăm ở nửa đầu thế kỷ XX.
    Từ những năm 50 đến năm 1975 các tác giả trong nước như Bố Thuận, Nghiêm Thẩm, Dohamide, Nguyễn văn Luận, rất quan tâm đến cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ (Châu Đốc, Tây Ninh, Sài Gòn), các bài viết về các mặt phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo đã được đăng tải trên các tập chí Bách Khoa, Tập san Sử - Địa, Văn hoá Nguyệt San được xuất bản tại Sài Gòn trước năm
    1975 đặc biệt Bách Khoa số từ 135 đến số 147 (từ tháng 8 năm 1962 đến tháng 2 năm 1963). Tuy nhiên, những chuyên khảo liên quan đến người Chăm ở Nam Bộ cụ thể ở An Giang do các tác giả Việt Nam viết được xuất bản dưới dạng sách hãy còn hiếm hoi. Tuy nhiên, chúng ta được biết đến công trình của Nguyễn Văn Luận đã giới thiệu một cách toàn diện về người Chăm ở Nam Bộ trong nếp sinh hoạt, tập tục gia đình và đời sống tôn giáo của họ qua nghiên cứu “Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam”. Cùng nghiên cứu nhóm cư dân địa phương người Chăm ở Nam Bộ, phải nói đến Mad Mod và nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu dưới nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau của ngành Dân tộc học. Với bài viết “ Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long” của Phan Văn Dốp, Nguyễn Việt Cường đã phần nào giới thiệu sơ lược nét hoạt động buôn bán trao đổi, nghề dệt thủ công,


    đánh cá nước ngọt và nông nghiệp người Chăm ở An Giang. Cũng những nét sinh hoạt đời sống văn hoá vật chất như nhà ở, trang phục, lễ hội . được Phan Thị Yến Tuyết cũng đã đề cập khá rõ nét qua luận án “Văn hoá vật chất của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu rất có giá trị của Lâm Tâm “ Một số tập tục người Chăm ở An Giang”, do Chi hội Văn nghệ dân gian và Hội văn nghệ Châu Đốc xuất bản năm 1993. Một thuận lợi của Lâm Tâm sinh ra và lớn lên ở nơi có nhiều đồng bào Chăm sinh sống, nên khá am hiểu về người Chăm. Ông có điều kiện nghiên cứu và đã nhiều năm đi thực tế và biên soạn thành một công trình về đời sống người Chăm ở An Giang. Với tác phẩm này, nguồn gốc, đặc điểm, tập tục, sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng của người Chăm ở An Giang được tác giả khái quát một cách toàn diện. Tuy chưa sâu nhưng đóng vai trò quan trọng mà nhiều đời dân tộc Chăm ở An Giang mơ ước nay đã thành hiện thực với món quà tinh thần quí báu mà Chi hội văn nghệ dân gian Việt Nam Tỉnh An Giang khi xuất bản tác phẩm này. Nghiên cứu về người Chăm ở An Giang tuy chưa có nhiều tài liệu đề cập một cách sâu sắc và bao quát một cách toàn diện mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần. Thông qua việc tham khảo các tập chí Dân tộc học, tạp chí Văn hoá dân tộc, tạp chí Xưa và Nay đăng tải các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài đặc biệt là các công trình nghiên cứu nêu trên của các tác giả đã giúp cho bản thân tác giả luận văn có một cái nhìn toàn diện về mọi mặt trong đời sống của cộng đồng Chăm ở An Giang.
    4. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu

    4.1. Nguồn sử liệu

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài : “Thực Trạng Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội - Văn Hoá của cộng

    đồng người Chăm ở An Giang” tác giả đã tiếp cận các nguồn tài liệu:

    1. Nguồn tài liệu từ các bộ thông sử Việt Nam các sách chuyên khảo mà tác giả khai thác từ tác phẩm Đại Nam Thực Lục, Gia Định Thành Thông Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí, Việt Sử Xứ Đàng Trong, Văn hoá và dân cư đồng bằng sông Cửu Long, có những ghi chép về quá trình mở mang vùng đất cực Nam tổ quốc việc bang giao giữa Việt Nam với các nước láng giềng lịch sử di dân của các cư dân đến vùng đất mới này có liên quan đến đề tài luận văn này.
    2. Các tác phẩm, bài nghiên cứu của các sử gia Việt Nam hiện đại đề cập đến lịch sử vùng đất Nam Bộ, phác hoạ những nét sinh hoạt cơ bản trong đời sống của cộng đồng Chăm ở Trung Bộ cũng như cộng đồng Chăm ở An Giang.
    3. Các tạp chí trong nước, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.

    4. Nguồn sử liệu truyền miệng : Từ các giáo cả (Hakêm) ở các thánh đường Hồi giáo ở An Giang, tác giả luận văn thu thập những nguồn tài liệu quý giá về dân tộc Chăm như nét sinh hoạt trong đời sống, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng Hồi giáo An Giang được ghi nhận và sử dụng trong luận văn.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
     
Đang tải...