Báo Cáo Thực trạng đói nghèo tại Yên Bái

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại.
    Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết nghèo đói đã được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện xu hướng phân hoá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã có các chương trình quốc gia có quy mô về xoá đói, giảm nghèo đồng thời đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo bước đầu rút ra được một số bài học kinh nghiệm bổ ích trong hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn. Xóa đói giảm nghèo đã được coi là nhiệm vụ thường xuyên ở từng địa phương trong suốt quá trình đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, vì phát triển kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Nếu mục tiêu xóa đói giảm nghèo không được giải quyết thì các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội cũng không được thực hiện vì nó đã kìm hãm mọi sự phát triển trong xã hội.
    Yên Bái là một tỉnh nghèo miền núi phía bắc của tổ quốc với diện tích tự nhiên 6807km2, tổng dân số gần 68 vạn (theo số liệu điều tra ngày 1.4.1999) gồm 30 dân tộc chung sống tỷ lệ hộ đói nghèo là19,42%( theo kết quả điều tra ngày 31.12.2000), điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng dân số còn cao cá biệt có nơi còn gần 4%, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế, chợ . còn thiếu và yếu kém. Những yếu kém trên đã làm cho nền kinh tế của tỉnh chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy xoá đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung. Điều này đã được cụ thể bằng nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ 14 năm 1996 và quyết định số 53/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 6.5.1999 về phê duyệt chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1999-2005 . Nền kinh tế còn chậm phát triển, các tiềm năng chưa được khai thác và đầu tư một cách hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân chưa được nâng cao và cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Để ngăn chặn tình trạng này nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nên và cải thiện đời sống của người dân đòi hỏi phải có đầu tư hợp lý và sự tham gia đồng bộ của các ban ngành và chính quyền địa phương. Với quyết tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể và nhân dân toàn tỉnh thì chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái sẽ có những thành công đáng kể trong thời gian tới và đưa Yên Bái hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước

    Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em đã nhận được sự quan tâm ưu ái giúp đỡ của thầy cô và các bạn. Em xin gửi lòng biết ơn chân thành nhất đến : Cô Nguyễn Phương Lan, giảng viên khoa kinh tế, trường đại học Lao Động và Xã Hội đã dạy bảo và hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm. Cảm ơn bạn bè thân thuộc đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài này


    Mục lục
    Lời mở đầu
    CHƯƠNGI: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
    1.1 Khái niệm
    1.2 Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo đói hiện nay
    1.2.1 Quan điểm của ngân hàng thế giới (WB)
    1.2.2 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế(ILO)
    1.2.3 Quan điểm của tổng cục thống kê Việt Nam
    1.2.4 Quan điểm của bộ lao động thương binh và xã hội
    1.3 Chỉ số đánh giá sự nghèo khó
    1.4 Đặc trưng của người nghèo
    1.5 Các khái niệm khác liên quan

    Chương II, MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TỈNH YÊN BÁI
    2.1 Vị trí địa lý
    2.2 Đặc điểm địa hình
    2.3 Dân cư
    2.4 Nguồn lao động
    2.5 Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái :
    2.6 Chuẩn mực đói nghèo ở Yên Bái :
    2.7 Phân bố đói nghèo ở tỉnh Yên Bái :
    2.8 Nguyên nhân đói nghèo ở Yên Bái :

    2.9 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Yên Bái
    2.9.1. Thuận lợi
    2.9.2. Khó khăn
    2.10 Các thành tựu đã đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái

    Chương III, Giải pháp và các kiến nghị
    3.1Giải pháp
    3.1.1 Nhóm các giải pháp thuộc về quan điểm nhận thức.
    3.1.2 Nhóm các giải pháp thuộc về tổ chức thực hiện.
    3.1.3 Nhóm các giải pháp thuộc về năng lực thực hiện.
    3.1.4 Nhóm các giải pháp thuộc về hình thức hỗ trợ.
    3. 1.5 Nhóm các giải pháp thuộc về theo dõi đánh giá.

    3.2. Một số kiến nghị
    Kết luận
     
Đang tải...