Thạc Sĩ Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung Học Phổ Thông tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung Học Phổ Thông tỉnh Bến Tre​
    Information

    MS: LVQLGD073
    SỐ TRANG: 92
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền kinh tế tri
    thức. Điều đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nước ta những thách thức và cơ hội to lớn khi
    phải hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa, với những đòi hỏi rất lớn trong chiến lược đào tạo và phát
    triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng kịp thời quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là đòn bẩy quan trọng đưa đất nước ta
    thoát khỏi một nước nông nghiệp lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp trong tương lai.
    Văn kiện hội nghị lần II BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “Chăm lo phát
    triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chính là nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống
    Nhân, Trí, Dũng, nhân lên gấp bội sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ lạc hậu, nghèo nàn, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
    văn minh, biến lý tưởng, mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội thành hiện thực”[1]. Để thực hiện
    mục tiêu trên, đòi hỏi nền giáo dục và đào tạo nước ta không chỉ mở rộng qui mô, đa dạng hóa các
    loại hình đào tạo mà còn phải chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách phù
    hợp, tăng cường phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo phải giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển
    toàn diện nhân cách con người làm nền tảng cho việc đạt được các mục tiêu về nâng cao dân trí, đào
    tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo phải có nhiệm vụ xây dựng
    được những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí
    kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời
    biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đó là những người lao động có tác phong công
    nghiệp, có năng lực công tác, làm việc có hiệu quả, năng động, sáng tạo và có khả năng tiếp thu tiến
    bộ khoa học công nghệ hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước.
    Với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra những con người lao động
    năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức, biết thích nghi với sự thay
    đổi đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên thế giới thì ngành giáo dục và đào tạo cần phải có một sự
    thay đổi mạnh mẽ về chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị . và đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ
    phương pháp dạy học trong nhà trường. Nhà trường phải thoát ly được kiểu giáo dục thụ động, từ
    chương mang nặng tính hàn lâm nhưng thiếu tính thực tiễn. Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc
    hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương
    trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa
    phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền
    thống Việt Nam, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
    Kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII),
    phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 - ký ngày 15/4/2009 - nêu rõ: “Tiếp tục
    đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương
    pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học
    ”[2]. Như vậy, trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới chương trình Trung học phổ thông ở nước ta
    hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ dạy học theo lối truyền thụ một
    chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức và đối phó thi cử sang tổ chức cho học sinh
    học tập trong hoạt động và bằng các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành
    năng lực tự học.
    Nhiều năm qua, các địa phương trong cả nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức quản lý
    các hoạt động giảng dạy và đặc biệt là quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại các cơ sở giáo dục
    góp phần đưa công tác quản lý giáo dục từng bước đi vào ổn định, đáp ứng xu thế phát triển giáo
    dục chung của cả nước.
    Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông
    trong cả nước nói chung và ở tỉnh Bến Tre nói riêng vẫn còn nhiều bất cập ngay trong từng khâu
    thực hiện các chức năng quản lý: Kế hoạch – tổ chức – chỉ đạo – kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu
    của những yếu kém trên có thể là do đội ngũ cán bộ quản lý trường học chưa thật sự quan tâm đầu
    tư đúng mức vào công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học, cơ cấu đội ngũ này chưa thật đồng
    bộ, chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, điều này tạo nên một số hạn chế nhất định trong việc
    cải thiện chất lượng quản lý trường học trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Trước những yêu
    cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và xu thế chung của cả nước trên trường hội nhập
    trong giai đoạn mới, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bến Tre phải có những cải tiến quan trọng trong
    việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục. Đảm bảo công tác quản lý trường
    học ngày càng đi vào nền nếp, góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển
    của địa phương và của cả nước.
    Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
    trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học phổ thông
    tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý
    phương pháp dạy học và hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ
    thông.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
    trung học phổ thông tỉnh Bến Tre.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học
    phổ thông.

    4.2 Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
    Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre.

    4.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học
    phổ thông tỉnh Bến Tre.

    5. Giả thuyết khoa học

    Công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học phổ thông tỉnh Bến
    Tre thời gian qua đã đạt được một số thành quả nhưng cũng tồn tại, hạn chế ở các khâu thực hiện
    của quy trình quản lý. Trên cơ sở lý luận và khảo sát đánh giá đúng thực trạng, có thể đề xuất những
    giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục quản lý có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học ở các
    trường Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Các quan điểm phương pháp luận

    6.1.1 Quan điểm hệ thống

    Hoạt động dạy học là một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, tồn tại như một hệ
    thống bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học,
    phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy
    học Hoạt động dạy học là một quá trình tương tác giữa hai chủ thể: chủ thể hoạt động dạy (thầy)
    và chủ thể hoạt động học (trò) nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học. Hoạt động quản lý hoạt động
    dạy học nói chung và quản lý đổi mới phương pháp dạy học cũng tác động và chịu tác động bởi các
    yếu tố trong hoạt động dạy học và các điều kiện đảm bảo khác, đồng thời thực hiện 4 chức năng của
    quản lý là: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
    Như vậy, nghiên cứu hoạt động quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phải
    được đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác để tìm ra các quy luật trong quá trình thực hiện đổi
    mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học.

    6.1.2 Quan điểm lịch sử - logic

    Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là quá trình lâu dài mang tính kế thừa cao,
    việc quản lý quá trình này cũng lâu dài và phải có tính kế thừa.
    Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải tuân theo một trật tự chặt chẽ. Đổi
    mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, sách
    giáo khoa, đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò, đổi mới phương tiện và cả hình thức tổ chức
    dạy học.

    6.1.3 Quan điểm thực tiễn

    Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải được xem xét trong bối cảnh gắn liền
    với thực tiễn của địa phương và của từng nhà trường, kết quả nghiên cứu phải nhằm góp phần nâng
    cao kết quả đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
    Kết quả cụ thể cần phải đạt được đối với đề tài là góp phần đẩy mạnh dạy học tích cực trong
    nhà trường, nhằm góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, thích nghi với sự thay đổi.

    6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

    6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phân tích và tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lý luận trong các tài liệu, văn
    bản, công trình nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

    6.2.2. Các phương pháp thực tiễn

    6.2.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục

    - Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông (Hiệu trưởng, Phó Hiệu
    trưởng, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn) và giáo viên ở các trường được chọn khảo sát.
    - Mục đích: làm rõ thực trạng quản lý đổi mới dạy học ở các trường Trung học phổ thông
    tỉnh Bến Tre.

    6.2.2.2. Phương pháp quan sát

    Quan sát hoạt động dạy học ở các trường được khảo sát để tìm hiểu thêm về thực trạng quản
    lý đổi mới hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre.
    Quan sát hoạt động đổi mới PPDH và hoạt động quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các
    trường được khảo sát để thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu.

    6.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

    Thông qua trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường được khảo sát để tìm hiểu
    thêm về thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học phổ thông tỉnh
    Bến Tre.

    6.2.3. Phương pháp thống kê toán học

    PP này nhằm xử lý các số liệu thu thập từ cuộc điều tra

    7. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường trung học phổ thông công lập tỉnh Bến Tre:

    + Khu vực đô thị gồm: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Bến Tre; Trường
    THPT CheGuevara, huyện Mỏ Cày Nam.
    + Khu vực nông thôn gồm: Trường THPT Ngô Văn Cấn, huyện Mỏ Cày Bắc; Trường THPT
    Nguyễn Thị Định, huyện Giồng Trôm; Trường THPT Trương Vĩnh Ký, huyện Chợ Lách
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...