Luận Văn Thực trạng đổi mới kế hoạch hoá ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng đổi mới kế hoạch hoá ở Việt Nam
    MỤC LỤC​​​
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương I : Những vấn đề lý luận
    I.Bản chất và nội dung của kế hoạch hóa
    1.Bản chất của kế hoạch hoá và nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    2.Nội dung của kế hoạch hoá
    II.Vai trò của kế hoạch hoá và nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam
    1.Sự cần thiết và yêu cầu khách quan cảu việc chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta
    2.Những đặc điểm cơ bản của cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay
    3.Cơ sở lý giải cho sự tồn tại và phát triển của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường
    4.Vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa
    5.Các nguyên nhân thất bại trong kế hoạch hoá
    6.Nội dung cần hoàn thiện
    Chương II : Thực trạng đổi mới kế hoạch hoá ở Việt Nam
    I.Tình hình thực hiện kế hoạch và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2000
    1.Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
    2.Xác định trọng tâm của công tác đấu thầu và thẩm định dự án
    II.Những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế hoạch hoá trong thời gian tới
    I.Bối cảnh quốc tế và khu vực
    II.Cơ sở lý luận cho việc đổi mới công tác kế hoạch hoá
    III.Quan điểm phát triển kinh tế của Đảng trong thời gian tới
    IV.Những nội dung tiếp tục cần đổi mới
    V.Một số giải pháp để thực hiện nội dung đổi mới
    PHẦN KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHẦN MỞ ĐẦUSau hơn mười năm tiến hành đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến hết sức cơ bản và rõ nét. Xét về mặt thể chế quản lý thì nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước sử dụng ngày càng tốt hơn hệ thống chính sách kinh tế và kế hoạch hoá để quản lý và điều hành nền kinh tế. Bản thân công tác kế hoạch hoá cũng đã và đang trải qua thời kỳ đổi mới từng bước và cơ bản.

    Khác với nhiều nước kinh tế chuyển đổi, đổi mới kinh tế ở Việt Nam không có nghĩa là từ bỏ hoặc coi nhẹ kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, mà yêu cầu đặt ra là phải có những thay đổi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi và điều kiện mới của nền kinh tế, nhất là nâng cao chất lượng của kế hoạch hoá. Đồng thời khi chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá, nhiều yêu cầu mới đặt ra đối với yêu cầu quản lý kinh tế nói chung cũng như đối với công tác kế hoạch hoá nói riêng. Muốn đáp ứng được những yêu này, phải tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ hơn.

    Bên cạnh đó, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng đặt ra những thách thức mới đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có những nỗ lực cải cách mới.

    Đối với Việt Nam, kế hoạch hoá là một công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của Nhà nước nhằm đạt tăng trưởng lâu bền và đảm bảo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Vì thế, đổi mới công tác kế hoạch hoá từ tư duy quan điểm định hướng, nội dung, quy trình lập và điều hành cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch là một nội dung cơ bản của quá trình cải cách nói trên. Chất lượng của việc đổi mới công tác kế hoạch hoá sẽ có ý nghĩa quan trọng cho những thành công của giai đoạn cải cách trong thời gian tới.

    Trước hết, cần xác định khái niệm “kế hoạch hoá” được hiểu theo nghĩa rộng nhất, nghĩa là bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt những mục tiêu đã được đề ra. Do vậy, để xác định những vấn đề nghiên cứu cũng như các giải pháp khuyến nghị cần thực hiện với một phương pháp tiếp cận rộng hơn.

    Bản chất nội dung của kế hoạch hoá hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Với phương châm : “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, cần xác định vai trò của Nhà nước và vị trí của công tác kế hoạch hoá và lựa chọn một mô hình kế hoạch hoá thích hợp, chúng ta có thể xác định những mục tiêu mong muốn trong việc đổi mới kế hoạch hoá.
    Để xác định những yêu cầu cụ thể trong việc đổi mới công tác kế hoạch hoá, cần làm rõ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi. Cần phân tích và dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước một cách nghiêm túc, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển cho kỳ tương lai. Thực hiện đúng như vậy thì chúng ta mới không bị chệch hướng và đưa nền kinh tế theo đúng định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
     
Đang tải...