Luận Văn Thực trạng độc quyền tại việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦUThị trường là nơi mọi người gặp gỡ, với một bên là những người bán, cung cấp, điều hòa các hàng hóa dịch vụ và bên kia là những người mua, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ ổn định, nhờ đó đã duy trì được cho nhà sản xuất và thị trường hoạt động. Cạnh tranh là một quy luật, là kết quả của nền kinh tế thị trường tự do gồm có nhiều doanh nghiệp của nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại để tranh dành cùng một lợi ích, mong mở rộng thị phần của mình trên một thị trường liên quan. Cạnh tranh là động lực của cải tiến và phát triển.
    Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có sự tồn tại sự độc quyền, cũng như một số công ty độc quyền trong nền kinh tế thị trường, đó có thể là do, doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ độc quyền về bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế, hay là do doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một sản phẩm nào đó, hay cũng có thể là doanh nghiệp độc quyền là nhờ vào các quy định của pháp luật-doanh nghiệp được Chính phủ bảo hộ độc quyền.
    Thực trạng độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.
    Tại việt nam độc quyền tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng.
    CHƯƠNG I:
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỘC QUYỀN
    NƯỚC TA HIỆN NAY

    1.1. Một số khái niệm cơ bản
    Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Khái niệm độc quyền được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn.
    Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên. Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Tuy nhiên, trên thực tế không có loại độc quyền thường.
    Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất. Chẳng hạn, độc quyền trong ngành điện là một ví dụ cho hình thức độc quyền tự nhiên.
    Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản. Phần lớn mọi người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về loại hàng hoá dịch vụ đó. Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về nguồn nước. Cho dù giá bán nước có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn phải mua nó vì bạn vẫn cần dùng đến nguồn nước phục vụ cho cá nhân, sinh hoạt, sản xuất, Vì độc quyền có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệt hại cho xã hội nên Chính phủ luôn nỗ lực để ngăn ngừa độc quyền bằng các đạo luật chống độc quyền.
    Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp bằng giúp cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của mình. Về mặt lý thuyết thì đây là một cách sử dụng độc quyền để khuyến khích phát minh. Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc quyền của nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch vụ nhất định. Tuy nhiên để độc quyền nhà nước có hiệu quả thì nó phải cung cấp các hàng hoá và dịch vụ như điện, nước . ở một mức giá mà người dân có thể chấp nhận được.
    1.2. Giới thiệu chung về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Theo báo cáo của UNDP 2007, EVN là doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam (sau Agribank và VNPT). Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng.
    Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang độc quyền trong ngành điện, là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngoài như Trung Quốc Do bị ép giá, giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho EVN, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người bán và phân phối điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...