Báo Cáo Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]PHẦN MỞ ĐẦU


    Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ trong nền kinh tế thị trường. ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, việc sắp xếp chuyển đổi một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần, tiến tới hình thành các tập đoàn công ty đa quốc gia mạnh, hoạt động có hiệu quả ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế là con đường hữu hiệu để đổi mới khu vực kinh tế nhà nước.

    Ở nước ta, cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một giải pháp quan trọng để sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

    Thực tiễn hơn mười năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá đã khẳng định, cổ phần hoá là quá trình đa dạng hoá chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. Cổ phần hoá ở nước ta không phải là tư nhân hoá, không biến các công ty cổ phần thành công ty của một số ít cổ đông hay của một số cá nhân, mà làm cho đông đảo người lao động đều có cổ phần, trở thành người chủ thực sự của công ty.

    Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: Mục tiêu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp.

    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.



    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    NỘI DUNG 2


    I. Nghiên cứu lý luận về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 2


    1. Doanh nghiệp nhà nước và vị trí của nó trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam 2

    2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là như thế nào? 4

    2.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 4

    2.2. Thực chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 4


    II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 6

    1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá 6

    2. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước từ sau khi cổ phần hoá đến nay 7

    2.1. Những thành tựu đã đạt được 7

    2.2. Những hạn chế cổ phần hoá doanh nghiệp 10


    III . Quan điểm và giải pháp tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 11

    1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 11

    2. Các giải pháp cơ bản tiến hành việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 14


    KẾT LUẬN 16


    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...