Tiểu Luận Thực trạng đô la hoá ở việt nam – nguyên nhân - giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, báo chí đề cập nhiều vấn đề đô la hoá. Các bài báo đều cho rằng: đô la hóa là tình trạng phổ biến của các nước đang phát triển hoặc trong quá trình chuyển đổi. Những nước này thường có nền kinh tế bất ổn định, tỉ lệ lạm phát cao;giá trị đồng nội tệ giảm liên tục;công chúng thích giữ các tài sản bằng ngoại tệ nhằm tự phòng ngừa rủi ro giảm giá;phá giá của đồng nội tệ. Đồng đô la Mỹ hoặc một số đồng ngoại tệ mạnh khác được coi là phương tiện thanh toán ;cất giữ (được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch hàng ngày) song hành với đồng nội tệ .Tại Việt Nam; đô la hoá trong nền kinh tế đã diễn ra trong nhiều năm nay. Giải thích hiện tượng đô la hoá ở Việt Nam cũng liên quan đến những nguyên nhân nêu trên; tuy nhiên điều đáng chú ý là một số các nước Châu Mỹ La Tinh và Châu Á (trong đó có Việt Nam) tình trạng đô la hoá hiện nay tiếp tục tăng ngay cả khi nền kinh tế ổn định; tỉ lệ giảm phát xảy ra. Đặc biệt ở nước ta, một xu hướng hoạt động tiền tệ có tính chất nghịch lý diễn ra trong năm 2000 gây được sự quan tâm đặc biệt của công luận trước một hiện tượng kinh tế- xã hội không bình thường trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng: đó là; một khối lượng lớn ngoại tệ được ngân hàng thương mại ở Việt Nam đem gửi ở nước ngoài; trong khi đó nền kinh tế thiếu vốn; Chính Phủ và các doanh nghiệp phải đi vay vốn ở nước ngoài.
    Vậy; phân tích hiện tượng đô la hoá, nguyên nhân; tác động (mặt lợi, mặt hại), mức độ như thế nào đến nền kinh tế; những giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tình trạng này ở Việt Nam?
    Vấn đề này ngày càng được thu hút bởi sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và ngay cả những sinh viên thuộc khối các trường kinh tế.
    Là sinh viên năm thứ 2 của trường đại học – khi vừa mới được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về môn Lý Thuyết tiền tệ – ngân hàng) em muốn vận dụng những thức mà các thầy cô truyền đạt để thể hiện sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn (học đi đôi với hành ) của bản thân.
    Song; là sinh viên năm thứ 2 nên có nhiều hạn chế do mới chỉ tiếp cận một môn cơ sở Lý thuyết tiền tệ – ngân hàng thậm chí môn chuyên ngành bổ trợ chưa được nghiên cứu,trình độ nhận thức vấn đề còn chưa thấu đáo; thiếu tính lôgic và kinh nghiệm do đó;khi trình bày bài viết không tránh khỏi những suy nghĩ thiếu chín chắn; không xác đáng; lý thuyết không phù hợp với thực tiễn; rất mong thầy cô và các bạn lượng thứ và góp ý để đề án của em được hoàn thiện hơn.
    Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt bài giảng môn Lý thuyết tiền tệ – ngân hàng cùng với sự tận tình hết mực của thầy cô trong việc hướng dẫn nghiên cứu đề án này.
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    I - ĐÔ LA HOÁ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
    1- Khái niệm đô la hoá
    2- Nguồn gốc của hiện tượng đô la hoá
    3- Tiêu chí phân loại đô la hoá
    4- Nguyên nhân hiện tượng đô la hoá
    5- Những tác động của đô la hoá
    II - THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ Ở VIỆT NAM – NGUYÊN NHÂN - GIẢI PHÁP
    1- Đôi nét về quá trình đô la hoá ở Việt Nam từ những năm 80 đến nay
    2- Đô la hoá ở Việt Nam xảy ra dưới hình thức nào?
    2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đô la hóa tiền gửi
    2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đô la hoá cho vay
    3- Nhận định vấn đề
    4- Tác động của đô la hoá đối với nền kinh tế ở nước ta
    5- Giải pháp khắc phục
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

    17
    22
    23
    25
    28
    29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...