Luận Văn Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. QUAN NIỆM CHUNG . 3
    1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 3
    2. Hàng hóa hướng xuất khẩu . 3
    II. HI ỆN TRẠNG ĐẦU TƯ NHỮNG NGÀNH HÀNG THAY THẾ NHẬP
    KHẨU VÀ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 4
    1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 4
    1.1. Thực trạng nhập khẩu 4
    1.2. Thực trạng đầu tư hàng hóa thay thế nhập khảu 8
    2. Nhóm hàng hóa định hướng xuất khẩu . 14
    2.1. Thực trạng về xuất khẩu 14
    2.2. Thực trạng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu . 18
    III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 23
    1. Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu 23
    1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu . 23
    1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
    . 24
    2. Đối với hàng hóa hướng xuất khẩu . 25
    2.1. Định hướng sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu . 25
    2.2. Giải pháp về đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong suốt gần hai mươi tư năm mở cửa, từ năm 1986 cho đến nay
    (2010), Việt Nam gần như nhập siêu tất cả các năm (trừ năm 1992 có xuất siêu
    với giá trị không đáng kể), đặc biệt trong 4 năm trở lại đây, mức xuất siêu đã
    vượt trên mức 10 tỷ USD (trong đó năm 2008 là 18 tỷ USD, gần bằng 20%
    GDP). Chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến không ít nhà kinh
    tế nhận định nền kinh tế Việt Nam thiếu đi tính ổn định cao, mặc dù chúng ta đã
    tăng trưởng liên tục trong suốt 20 năm qua với tốc độ khoảng 6%. Nhập siêu
    trường kỳ đã làm cho cán cân thanh toán (CA) luôn rơi vào trạng thái âm và dự
    trữ ngoại tệ của Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần, thậm chí cạn kiệt một
    khi dòng FDI và dòng ngoại hối không tăng thêm.
    Nguyên nhân nào khiến nhập siêu liên tục qua các năm và ở mức cao như
    vậy? Nếu như tình trạng nhập siêu chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 năm thì sẽ
    không có gì đáng bàn nhưng nếu đó là 24 năm thì câu chuyện sẽ lại là khác. Phải
    chăng nền sản xuất nội địa của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều nên phải
    nhập khẩu lớn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài? Câu trả lời chắc
    chắn là có. Bài nghiên cứu này, không đi sâu tìm hiểu câu trả lời đó mà đi tìm
    một trong những nguyên nhân lý giải cho biết tại sao nền sản xuất nội địa của
    chúng ta vẫn chưa tốt – vốn đầu tư và chính sách đầu tư đối với sản xuất hàng
    thay thế nhập khẩu và xuất khẩu.
    Thật khó có thể tìm được số liệu để minh chứng cho những nhận định có
    phần định tính và mang tính chủ quan của nhóm tác giả bởi trên thực tế, hiện
    nay, chúng ta chưa xác định rõ hàng hóa nào là hàng hóa thay thế nhập khẩu và
    hàng hóa nào là hàng hóa xuất khẩu. Bởi lẽ, một quốc gia mở cửa hội nhập kinh
    tế với thế giới thì quốc gia đó chắc chắn có cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
    dù quốc gia đó dù có lợi thế tuyệt đối đ ến mấy (đã được minh chứng bằng cả lý
    thuyết và thực tiễn). Nhiều hàng hóa quốc gia nhập khẩu có lợi thế hơn là trong
    nước sản xuất và đó cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
    kinh tế mà Việt Nam cũng là “một người chơi”. Do vậy, không phải hàng hóa
    nhập khẩu nào cũng được xác định là hàng hóa cần thay thế nhập khẩu và tương
    tự, không phải hàng hóa xuất khẩu nào cũng là hàng hóa mà chúng ta mong
    muốn xuất khẩu, đặc biệt là nguyên, nhiên liệu thô và hàng sơ cấp, ít chế biến
    cho giá trị thấp. Một đặc điểm nữa, cần lưu ý, những hàng hóa mà ta cần thay
    thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu trong thời gian hiện tại sẽ có thể không
    2
    còn phù hợp trong tương lai. Hay nói cách khác, chúng có tính “động” theo thời
    gian và trong báo cáo này là khoảng thời gian từ nay cho đến năm 2020.
    Mục tiêu của báo cáo chuyên đề là:
    - Xác định được hàng hóa cần thay thế nhập khẩu và cần hướng xuất khẩu
    trong thời gian tới (đ ến năm 2020)
    - Đánh giá khái quát hiện trạng đầu tư đối với những nhóm ngành sản
    phẩm hàng hóa đó
    - Định hướng và kiến nghị chính sách.
    Đó cũng chính là những nội dung và khung kết cấu của chuyên đề “Thực
    trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng
    thay thế nhập khẩu đến năm 2020”.
    Nhóm tác giả
    3
    I. QUAN NIỆM CHUNG
    1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu
    Hàng hóa thay thế nhập khẩu là những mặt hàng mà một quốc gia có khả
    năng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu dựa trên năng lực huy động và sử dụng
    nguồn lực trong nước và nước ngoài. Theo đó, các quốc gia xác định loại hàng
    hóa nào cần được đầu tư sản xuất trong nước nhằm hạn chế nhập khẩu và hướng
    đến cân bằng cán cân thương mại. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của nền
    kinh tế, lo ại hàng hóa được lựa chọn để đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu cũng
    thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế ấy.
    Thực tế cho thấy những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian
    qua chủ yếu là nhóm hàng nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, và máy móc
    thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước. Đây là những mặt hàng Việt
    Nam có khả năng đầu tư sản xuất thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là
    trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa. Do vậy, hàng hóa thay thế nhập khẩu
    của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là những sản phẩm thuộc ngành công
    nghiệp phụ trợ - ngành cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất hướng
    đến xuất khẩu. Qua đó tăng giá trị gia tăng của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn
    cầu khi tham gia vào thị trường thế giới.
    Để xác định nên đầu tư vào loại hàng hóa thay thế nhập khẩu cần phải dựa
    trên yếu tố cơ bản sau:
    - Có giá trị kim ngạch tương đối lớn trong tổng giá trị kim ngạch nhập
    khẩu quốc gia.
    - Có khả năng huy động và sử dụng nguồn lực trong nước và nước ngoài
    để đầu tư sản xuất bao gồm nguồn vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa
    học công nghệ, thông tin.
    - Phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
    2. Hàng hóa hướng xuất khẩu
    Hàng xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng chiếm vị trí quyết định trong kim
    ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước
    thuận lợi. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng các mặt hàng chủ lực đó được Nhà
    nước đề ra từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, khi chúng ta
    tiếp xúc mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường của thế giới thì chúng ta mới ý thức
    được một cách nghiêm túc tầm quan trọng của vấn đề này. Mặt hàng chủ lực
    được hình thành trước hết qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài,
    qua những cuộc cọ sát, cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới, kéo theo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...